`Thủ tướng đã có những quyết định cụ thể tới việc xây dựng Chính phủ liêm chính và phục vụ doanh nghiệp chứ không phải dùng mệnh lệnh hành chính quản lý doanh nghiệp`.
Thời gian gần đây, người đứng đầu Chính phủ đã đưa ra nhiều chính sách nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển.
Với TS. Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM), ông rất ủng hộ, rất mong mỏi có những chuyển biến thực sự và có những hành động tiếp theo để biến những quyết định, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc thành hành động cụ thể.
Trao đổi với Phóng viên Báo Người đưa tin, TS. Lê Đăng Doanh chia sẻ:
“Điều trước tiên cần nhắc tới là việc các doanh nghiệp rất hoan nghênh Thủ tướng đã có buổi gặp các doanh nghiệp sớm vào ngày 29/4. Thứ 2, trong các cuộc gặp như vậy, Thủ tướng đã có những quyết định cụ thể tới việc xây dựng một Chính phủ liêm chính và phục vụ doanh nghiệp chứ không phải dùng mệnh lệnh hành chính để quản lý doanh nghiệp.
Quan điểm cá nhân của tôi, đây là những quyết định rất mạnh mẽ và hết sức đáng trân trọng”.
![]() |
Thủ tướng trao đổi với đại diện doanh nghiệp trước giờ hội nghị. Ảnh:VGP |
Để chứng thực cho sự “mạnh mẽ” ấy, TS. Lê Đăng Doanh đưa ra một số ví dụ như việc Thủ tướng yêu cầu lập các đường dây nóng ở các Bộ, tỉnh, thành để doanh nhiệp phản ánh vướng mắc, khó khăn của mình. Trong đó, người đứng đầu cơ quan phải chịu trách nhiệm những vướng mắc, khó khăn xảy ra. Thủ tướng cũng yêu cầu tất cả phải công khai minh bạch.
“Có hai việc mà Thủ tướng quyết định ngay, đó là, những "miếng đất vàng" không được chỉ định thầu nữa mà phải là đưa ra đấu thầu công khai. Mua sắm công cũng sẽ tập trung chứ không mua sắm công phân về các đơn vị như trước. Như vậy sẽ tiết kiệm cho ngân sách 30 nghìn tỉ đồng. Đó là những quyết định làm cho doanh nghiệp có nhiều hi vọng.
Tôi nhấn mạnh, các quyết định đó rất đáng khích lệ nhưng điều quan trọng là phải tổ chức thực hiện và có những điều cải thiện trong thực tế chứ không thể chỉ có dừng lại trong các tuyên bố”, TS. Lê Đăng Doanh nhận xét.
Bản thân TS. Lê Đăng Doanh rất mong trong thời gian tới sẽ có những hành động thực tế và có những sự giám sát của các doanh nghiệp, hiệp hội và báo chí để có sự cải thiện thực sự môi trường kinh doanh ở Việt Nam.
“Nếu có sự cải thiện, tôi tin các doanh nghiệp sẽ có đáp ứng ngay vì hiện nay họ cũng rất cần kinh doanh để tạo công ăn việc làm, để có thu nhập.
Tình hình hiện nay cạnh tranh quốc tế rất gay gắt, cộng đồng quốc tế Asean đã có hiệu lực, các hàng hóa của Thái Lan đã tràn vào nước ta, doanh nghiệp Việt Nam làm sao trụ được với hàng hóa của Thái Lan? Đó là một vấn đề rất lớn”, TS. Doanh lo lắng.
Trước đó, ngày 29/4, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và các thành viên Chính phủ đã có cuộc đối thoại đầu tiên với cộng đồng doanh nghiệp cả nước kéo dài từ 8h đến gần 13h30, ghi nhận nhiều phát biểu tâm huyết, đóng góp giải pháp của giới kinh doanh cũng như sự tiếp thu của cơ quan quản lý.
Với chủ đề “Doanh nghiệp Việt Nam - Động lực phát triển kinh tế của đất nước”, tại hội nghị này, Thủ tướng đã trực tiếp gặp gỡ khoảng 300 đại biểu đến từ các doanh nghiệp dân doanh, 50 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và 20 hiệp hội doanh nghiệp như AmCham, Eurocham, Phòng Thương mại Hàn Quốc...
Nguồn Người đưa tin
-
Liên Hợp Quốc kêu gọi nhân loại ăn côn trùng
-
Donald Trump gây bất ngờ lớn, Trung Quốc nín thở chờ tín hiệu Nhà Trắng
-
Điểm danh những căn hộ 2 phòng ngủ được yêu thích tại Toan Tien Housing
-
Khơi dậy niềm đam mê lao động, sáng tạo
-
Nhiều điểm mới trong tuyển sinh ngành đặc thù
-
Quỹ bình ổn tiếp tục được xả, giá xăng dầu không tăng
-
Trùm lẩu nướng Golden Gate lãi kỷ lục
-
Những điều nhà đầu tư mới bắt đầu cần chuẩn bị trước khi gia nhập vào thị trường chứng khoán
-
Đánh giá tình hình bảo hiểm xã hội tự nguyện hiện nay
-
Thi trắc nghiệm toán: Thất bại nếu không chuẩn bị kỹ