Ông Nguyễn Huy Quang, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế, Tổ trưởng tổ biên tập dự án Luật chuyển đổi giới tính tại Việt Nam bày tỏ sự không đồng tính với quy chế “kỳ quặc” này của một trường tại TP.HCM.
Quy chế tuyển sinh của trường THCS, THPT Việt Anh.
Vừa qua, trường THCS và THPT Việt Anh đã đưa raquy chế tuyển sinh chính thứcbằng văn bản cho năm học 2016-2017. Theo quy chế này, học sinh được nhận vào trường không được thuộc những diện như học lực yếu, hạnh kiểm trung bình, có hình xăm phản cảm và đặc biệt đối với học sinh đồng tính hoặc bệnh nguy hiểm, lây nhiễm thì không nhận ở nội trú.
Quy chế này khi đưa ra đã khiến nhiều người xôn xao vì cho rằng nhà trường có dấu hiệu kì thị đối với cộng đồng người đồng tính.
Hiểu biết về đồng tính còn hạn chế
Trao đổi với phóng viên chiều 8/8, Ông Nguyễn Huy Quang, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế, Tổ trưởng tổ biên tập dự án Luật chuyển đổi giới tính tại Việt Nam bày tỏ sự không đồng tính với quy chế “kỳ quặc” này.
Lãnh đạo Bộ Y tế cho biết, đối với người đồng tính, song tính hay chuyển giới họ đều là những đối tượng không bị hạn chế bởi các quy định của pháp luật. Những người này đã hoàn thiện về giới tính (hoàn thiện bộ nhiễm sắc thể, nam là nam, nữ là nữ) nên không có lý do khiến trường không tuyển sinh những người đồng tính.
“Theo Luật, không có quy định nào nào cấm người đồng tính học tập. Mặt khác, nếu trường không tuyển sinh người đồng tính, thì người song tính và người chuyển giới thì trường có tuyển không?”, ông Quang đặt câu hỏi.
Ông Quang cho rằng, trường THCS và THPT Việt Anh chưa nhận thức chưa đầy đủ về vấn đề đồng tính, song tính. Hiểu biết của trường về đồng tính qua quy chế này còn hạn chế, vì ngoài đồng tính còn có song tính và chuyển giới.
Nhận xét về quy chế tuyển sinh này, ông Quang cho biết, “trường không nhận người có bệnh nguy hiểm và bệnh lây nhiễm cũng là vô lý” bởi sau hết dịch, người mắc bệnh sẽ khỏi. Lúc này, học sinh không mặc bệnh, vẫn được đi học bình thường.
“Hết dịch, người ta khỏi bệnh, có mắc bệnh nữa đâu mà không nhận, như thế là trường chưa hiểu biết đầy đủ về các bệnh truyền nhiễm cũng như vấn đề chuyển giới. ”, ông Quang thẳng thắn.
Thiếu tinh thần nhân văn
Cũng theo ông Quang, quy định này đã gây tổn thương về mặt tâm lý, kéo theo sự kỳ thị và phân biệt đối xử. Trong khi xã hội luôn chống kỳ thị đối với người đồng giới thì trường lại né tránh, bỏ qua quyền lợi của họ, quyền được sống thật với giới tính của họ.
Ông Nguyễn Huy Quang, Vụ trưởng Vụ pháp chế
Một lần nữa lãnh đạo Bộ Y tế nói: “Pháp luật không cấm những người này cho nên trường không có quyền quy định cấm người đồng tính đi học, đi làm”.
Ông Nguyễn Huy Quang cho rằng, xã hội cũng như trường THCS và THPT Việt Anh THPT phải lấy tinh thần nhân văn để chống kỳ thị người đồng tính, chuyển giới, song giới. Bởi ai sinh ra cũng muốn hoàn thiện giới tính và được sống thật với giới tính của mình, nhưng đây là những người không may bị như thế và họ cũng có khát vọng được hạnh phúc.
“Chả nhẽ những người đồng tính, song tính thì không được học tập, không được lao động thì họ sống thế nào, như thế càng khoét sâu thêm sự bất bình đẳng trong xã hội”, Vụ trưởng Vụ Pháp chế nói.
Trước sự giải thích của trường THCS và THPT Việt Anh cho rằng, ở nội trú thường chia ra hai bên nam, nữ, nhiều học sinh ở chung trong 1 phòng, nằm ngủ gần nhau, ăn cùng, tắm cùng. Vì vậy, các học sinh thường rất thân thiết và có thể ảnh hưởng lẫn nhau, lãnh đạo Bộ Y tế khẳng định, trường giải thích như thế là thiếu tính nhân văn.
Trước quy chế này, Vụ trưởng Vụ Pháp đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở GD-ĐT TP.HCM khẩn trương xem xét vào cuộc vấn đề này để có hướng giải quyết thích hợp; Đề nghị trường nghiêm túc sửa. Nếu không sửa sẽ ảnh hưởng đến uy tín của ngành giáo dục.
Nguồn 24h
-
MMA: "Kẻ hủy diệt" Singapore, 5 trận knock-out cả 5
-
5 món từ nội tạng ăn hoài không chán
-
Những lưu ý khi vay ngân hàng.
-
Làm rõ việc TPHCM trả trước cho chủ đầu tư bãi rác Đa Phước 9 triệu USD
-
Người hâm mộ bóng đá VN: Muốn yêu thì phải...bỏ tiền
-
Lo đầu ra cho hàng triệu tấn nông sản ra sao?
-
iPhone 12 Pro Max bỗng dưng đắt hàng
-
Các triệu chứng liên quan tim mạch hậu Covid-19
-
Châu Âu có thể đối mặt `địa chấn chính trị` trong năm nay
-
Không biết mình là ai