Trống đồng Ngọc Lũ - Bảo vật quý báu của quốc gia

ngày 12/06/2018

Mỗi dân tộc vào một thời kỳ bình minh lịch sử sẽ có một công trình kiến trúc khiến ngàn đời sau còn thán phục, như những kim tự tháp đồ sộ của Ai Cập, một vật biểu tượng đầy uy lực như tượng thần Dớt ở Olympia của Hy Lạp cổ… Còn đối với dân tộc ta, nền văn minh Việt cổ có một loại di vật được coi là “cuốn sách chép lại toàn bộ văn hóa thời kỳ Đông Sơn cách đây 2500 năm”, với những đường nét hoa văn tinh xảo hoàn toàn thủ công vào thời đó khiến chúng ta không khỏi ngưỡng mộ. Di vật đó được mang tên: Trống đồng Ngọc Lũ.                     

Trống đồng Ngọc Lũ - Bảo vật quý báu của quốc gia

Trống đồng Ngọc Lũ được ví như "cuốn sách chép lại toàn bộ văn hóa thời kỳ Đông Sơn cách đây 2500 năm"

Trống đồng Ngọc Lũ - Bảo vật quý báu của Quốc gia

Trống đồng Ngọc Lũ có thể nói là một sản phẩm của thời kỳ cực thịnh của Nhà nước Văn Lang, trống đồng đã đi vào lịch sử nước ta như một kỳ công tuyệt diệu. Có niên đại khoảng 2500 năm, trống đồng Ngọc Lũ được xếp vào loại H1 - Heger (theo sự phân loại dựa trên 165 chiếc trống đồng được biết đến thời điểm ấy của học giả F.Héger - người Áo - vào năm 1902), H1 là “loại cổ nhất, cơ bản nhất và từ loại này mà các loại khác ra đời”, cùng với tuổi đời, loại trống này còn được biết đến bởi hình dáng cân đối, hài hoà, khoác trên mình những hoa văn tinh tuý nhất và đẹp nhất, không chỉ ở Việt Nam mà trống đồng Ngọc Lũ còn rất nổi tiếng trên thế giới.

Trong nhiều năm qua tại Việt Nam và một số nước trong khu vực Đông Nam Á đã phát hiện được một số lượng lớn trống đồng Đông Sơn, tuy nhiên chỉ có trống đồng Ngọc Lũ và Hoàng Hạ được công nhận là Bảo vật Quốc gia, bởi so với niên đại thì hai loại trống này có hình dáng nguyên vẹn nhất và ẩn chứa lượng thông tin dày đặc và vô cùng quan trọng mà những chiếc trống khác không có được.

Ở thời đại của xã hội Đông Sơn, trống đồng giữ một vị trí vô cùng quan trọng trong sinh hoạt đa dạng của cư dân, như trong những ngày lễ tiết lớn của cộng đồng, trống đồng được dùng làm nhạc khí, tiếng vang của đồng làm tăng thêm sự sôi động, không khí ngày lễ thêm náo nhiệt. Ngoài ra trống đồng còn được dùng trong lễ mai táng chôn theo người đã khuất, lễ hội cầu mùa…, góp mặt trong hầu hết các hoạt động sinh hoạt của người Việt cổ, có thể nói trống đồng là một “nhân chứng” lịch sử nói lên tài năng, kỹ thuật tuyệt vời của chủ nhân đã sáng tạo ra chúng.

Trống đồng Ngọc Lũ - Bảo vật quý báu của quốc gia

Trống đồng Ngọc Lũ – Bảo vật quý báu của Quốc gia

Hình dáng và hoa văn trên Trống đồng Ngọc Lũ

Hình dáng của trống được thiết kế chia làm ba phần: phần trên phình ra, phần giữa hình trụ, có bốn quai chia làm hai cặp ở hai phía, một đầu quai gắn vào phần trên, một đầu gắn vào phần giữa; phần chân loe ra thành hình nón cụt.

Hoa văn của trống chia làm hai loại: hoa văn hình kỷ hà, hoa văn hình người và vật. Trên mặt trống, các hoa văn phân phối thành 12 vành tròn bọc nhau. Chính giữa mặt trống là hình một ngôi sao nổi gồm 14 tua. Hình sao này chính là chỗ đánh trống.

Vành lớn nhất của mặt trống ở ngoài toàn hình chim. Có hai thứ chim bay và chim đậu, mỗi thứ 18 con. Chim bay là chim mỏ dài, đuôi dài, có mào, có vẻ là cò hay vạc, trong đó chim bay là hình động vật quan trọng nhất trên mặt trống, có thể là hình chim vật tổ, tức chim Lạc. Trong khi đó, ở vành thứ sáu của mặt trống, lại có chim bay xen lẫn với hươu. Loại chim này mỏ ngắn, đuôi ngắn, mắt to. Trên mặt trống còn có hình dãy người hóa trang bằng lông chim dài, trên đầu đội mũ có mắt như hình đầu chim, ở mình thì lông chim làm y phục. Những người này có vẻ vừa đi vừa múa, tay cầm nhạc khí, vũ khí hoặc nghi trượng cắm lông chim...Một người khác không cùng nhóm người trên cũng mặc váy bằng lông chim, quay mặt về một ngôi nhà. Trên đầu người này có một con chim bay. Một ngôi nhà khác trên trống cũng được mô tả với nóc nhà hơi cong, hai đầu vểnh lên và hình như mang một chùm lông chim có mắt chim rất to. Trên mái nhà đậu một con chim thuộc loại chim trĩ.

Trống đồng Ngọc Lũ - Bảo vật quý báu của quốc gia

Hoa văn trên mặt trống đồng Ngọc Lũ được chạm khắc hết sức tinh tế

Mô típ chủ đạo ở thân trống là hình thuyền. Sáu thuyền giống nhau, đều hình cong vòng cung. Ở giữa thuyền có một cây cột trang sức bằng lông chim và đầu chim. Con thuyền cho thấy, rất có thể tổ tiên của người Lạc Việt đã vượt biển từ một quê hương cũ tới nơi ở mới. Những cuộc vượt biển được an toàn là nhờ có uy linh vật tổ che chở và nhiều khả năng ngay khi vượt biển họ cũng tự hóa trang và trang trí thuyền theo vật tổ đó. Chính vì vậy, nghệ sĩ làm trống đồng đã biến hình thuyền thành chim vật tổ để thêm uy linh cho chiếc thuyền đó.

Chọn mua Trống đồng ở đâu đẹp và uy tín?

Trống đồng Ngọc Lũ nói riêng và các loại trống đồng khác nói chung thường được lựa chọn để treo trong Gia tiên, cơ quan đoàn thể… tuy nhiên người tiêu dùng vẫn băn khoăn không biết nên mua ở đâu để trống đồng đảm bảo cả về hình thức và chất lượng.

Nếu còn đang do dự, khách hàng có thể tham khảo các sản phẩm đồng tại cơ sở đúc đồng uy tín Tâm Phát, tại làng nghề đúc đồng truyền thống Vạn Điểm, Ý Yên, Nam Định với 900 năm tuổi nghề, nơi được coi là cái nôi của nghề đúc đồng nước ta.

Trống đồng Ngọc Lũ - Bảo vật quý báu của quốc gia

Các sản phẩm trống đồng được sản xuất tại Tâm Phát đều đảm bảo chất lượng cao.

Đồ đồng Tâm Phát mang tới thị trường là tất cả các sản phẩm thủ công, mỹ nghệ từ chất liệu đồng. Với phương châm chính là “sản phẩm đồng mà chúng tôi không có là những sản phẩm bạn không cần”, người tiêu dùng có thể tìm thấy ở Đồ đồng Tâm Phát mọi sản phẩm từ chất liệu đồng cao cấp. Cũng chính vì vậy, trống đồng Ngọc Lũ nói riêng và các sản phẩm trống đồng nói chung được sản xuất tại Tâm Phát đều đảm bảo chất lượng cao cấp hàng đầu thị trường... Sản phẩm được sản xuất với các hình thức và kiểu dáng khác nhau tùy theo nhu cầu khách hàng.

Để biết thêm chi tiết, khách hàng hãy liên hệ để được tư vấn, hỗ trợ tốt nhất về sản phẩm và dịch vụ.

Đồng mỹ nghệ Tâm Phát – Tinh hoa văn hóa Việt

Hotline tư vấn: 0965.227.999 – 024.39.460.999

Website: dodongtamphat.com

Showroom 1: 1125 Giải Phóng, Hoàng Mai, Hà Nội

Showroom 2: L1B9 Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội

Xưởng đúc đồng, mạ vàng, dát vàng: TT Lâm, Ý Yên, Nam Định