Chỉ số già hóa là 43,5%, Việt Nam chỉ mất khoảng 20 năm để chuyển từ giai đoạn “già hóa dân số” sang “dân số già”. Tốc độ này được nhận định là nhanh nhất thế giới.
Ông Nguyễn Văn Tân, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục dân số và kế hoạch hóa gia đình (Bộ Y tế) cho biết, với tốc độ già hóa dân số nhanh hơn so với các nước khu vực, chỉ số già hóa là 43,5%, Việt Nam chỉ mất khoảng 20 năm để chuyển từ giai đoạn “già hóa dân số” sang “dân số già”. Tốc độ này được nhận định là nhanh nhất thế giới.
Trao thưởng cho những cá nhân người cao tuổi và cộng tác viên người cao tuổi xuất sắc năm 2015 tại TPHCM
Năm 2012, tỷ lệ người cao tuổi chiếm 10,2% so với tổng dân số, năm 2014, tỷ lệ này tăng lên 10,5%. Theo Tổng cục dân số và kế hoạch hóa gia đình, thời kỳ để Việt Nam chuyển giao từ “già hóa dân số” sang “dân số già” ngắn hơn nhiều so với các quốc gia có cấp độ phát triển cao hơn.
Ông Nguyễn Văn Tân cũng cảnh báo thực trạng một số thành phố lớn của Việt Nam có mức sinh thấp như TPHCM, số con trung bình của các gia đình chỉ đạt 1,4 con. Nếu tình trạng này tiếp tục diễn ra ở các thành phố khác sẽ dẫn đến tình trạng đáng báo động về dân số.
Thời kỳ già hóa đem lại những tiềm năng bao gồm cơ hội đầu tư, tăng cường chất lượng lao động và kiến thức nhưng đồng thời cũng đặt ra những thách thức to lớn. Tuổi thọ trung bình của nam giới và nữ giới ở độ tuổi 60 của Việt Nam tương đương với các quốc gia khác trong khu vực có mức phát triển cao hơn Việt Nam.
Tuy nhiên tuổi thọ khỏe mạnh của Việt Nam lại chưa cao, đặc biệt, những người cao tuổi phải chịu gánh nặng kép trong chăm sóc sức khỏe, trong đó đã có sự thay đổi từ bệnh lây nhiễm sang các bệnh không lây nhiễm và các bệnh mãn tính; đồng thời các bệnh mới đang xuất hiện cùng với sự thay đổi trong cách sống đang ngày càng trở nên phổ biến như: ung thư, căng thẳng và trầm cảm về tâm thần.
Những xu hướng thay đổi này đòi hỏi nhiều chi phí chăm sóc y tế hơn đồng thời cũng có nghĩa là rủi ro dẫn tới khuyết tật cho người cao tuổi sẽ cao hơn. Được biết, chi phí điều trị trung bình cho một người cao tuổi cao gấp 7-8 lần chi phí điều trị cho một đứa trẻ.
“Già hóa dân số” không phải là gánh nặng, nhưng nó sẽ làm cho gánh nặng kinh tế, xã hội trở nên trầm trọng hơn nếu không có những bước chuẩn bị, thực hiện các chiến lược, chính sách thích ứng.
Vì thế, Bộ Y tế, Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, đặc biệt quan tâm và chọn để tập trung tuyên truyền trong Tháng hành động quốc gia về Dân số và ngày Dân số Việt Nam 26/12 năm 2015 với chủ đề: “Cộng đồng chung tay chăm sóc người cao tuổi”.
Sự kiện này nhằm nâng cao nhận thức, đề cao trách nhiệm của các cấp chính quyền, đoàn thể, tổ chức xã hội, từng gia đình, cá nhân về ý nghĩa và tầm quan trọng trong việc tăng cường quan tâm chăm sóc người cao tuổi.
Nguồn 24h
-
Không biết tin vào đâu
-
Cực đỉnh 7 món ngon mùa đông Hà Nội cho ngày trở lạnh
-
Hơn 5 triệu học sinh Trung Quốc bị biến dạng cột sống
-
Vì sao người Việt sang Hong Kong khởi nghiệp?
-
Hơn 1 tấn ngà voi nhập lậu, “khổ chủ” từ chối nhận
-
Vệ tinh Vinasat lỗ vượt dự kiến gần 330 tỷ đồng
-
Một ngày ở trung tâm hành chính “thiếu khí tươi”
-
Thông tin mới nhất về tuyển sinh vào ngành công an năm 2020
-
Thanh Hóa liên tục thua kiện, mất tiền tỷ: Bài học đắt giá
-
Miura: Công Phượng chưa đủ đẳng cấp đá V-League