'Thủ đô tài chính châu Âu' tê liệt vì bị phong tỏa

ngày 31/05/2013

Hàng ngàn người biểu tình của phong trào chống tư bản mang tên ‘Blockupy’ đã phong tỏa Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và các tổ chức tài chính khác tại Frankfurt hôm 31/5, để phản đối những chính sách xử lý cuộc khủng hoảng nợ châu Âu.

Các cuộc biểu tình tại Frankfurt, thủ đô tài chính của châu Âu, nơi tọa lạc của ECB này diễn ra trước thềm cuộc họp toàn châu Âu dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 1/6 tới và khoảng gần một năm sau khi cảnh sát bắt giữ hàng trăm người vì đã bất chấp một lệnh cấm tạm thời các cuộc biểu tình tại một sự kiện tương tự kéo dài 4 ngày ở Frankfurt.

Những người tổ chức phong trào ‘Blockury’ cho biết mục đích của cuộc biểu tình này là nhằm phá vỡ hoạt động kinh doanh bình thường của ECB và các tổ chức tài chính như Ngân hàng Deutsche Bank mà họ cho rằng phải chịu trách nhiệm về sự suy thoái kinh tế ở các nước trong khu vực đồng tiền chung châu Âu như Tây Ban Nha và Hy Lạp.

thudotaichinhchauaubiphongtoa

Người biểu tình 'Blockury' ở Duesseldorf, Đức hôm 14/11/2012.

Martin Sommer, người phát ngôn của Blockupy cho biết: "ECB là một trong những tổ chức phải chịu trách nhiệm vì việc thúc đẩy các biện pháp ‘thắt lưng buộc bụng’, khiến cho người dân phần Nam của châu Âu phải chịu khổ cực”.

Sommer cho biết có vài nghìn người đã tham gia biểu tình hôm 31/5 và hy vọng sẽ có khoảng 20.000 bao vây khu phố tài chính Frankfurt này vào ngày 1/6.

Có khoảng 500 người đã di chuyển vào một trại ở vùng ngoại ô phía tây của Frankfurt, và con số trại dự kiến sẽ tăng lên hơn 1.200 khi có thêm những người biểu tình đến từ Berlin, Ý và Tây Ban Nha.

Sommer nói thêm, 7 xe trở người biểu tình đang trên đường đến Frankfurt đã cảnh sát chặn lại. Một xe trở những người từ trại tị nạn ở Berlin đã phải quay trở lại thủ đô.

Cảnh sát Frankfurt cho biết họ sẽ dựng hàng rào xung quanh ECB, các ga tàu điện ngầm đã bị đóng cửa từ hôm 30/5 và các chuyến sắp tới đây sẽ bị chuyển hướng.

Một số nhà quan sát cho rằng có vẻ như cảnh sát còn ‘phỏng tỏa’ thành phố này nhiều hơn cả những người biểu tình. Năm ngoái, cảnh sát đã phong tỏa nhiều địa điểm của Frankfurt để ngăn chặn các cuộc biểu tình mà hầu hết trong số đó khá yên bình.

Nhiều ngân hàng đã cho nhân viên nghỉ ngày 31/5. ECB cho biết họ đã thực hiện các biện pháp để duy trì hoạt động và đảm bảo sự an toàn của nhân viên.

Vào buổi chiều, những người biểu tình đã chia ra. Một số ngăn chặn các lối vào tòa tháp đôi của Deutsche Bank, để phản đối việc đầu cơ lương thực và lấy đất, một số sẽ đi vào trung tâm thành phố để phản đối việc tăng thuế, trong khi khoảng 200 người sẽ phản đối việc phân biệt chủng tộc và chính sách "trục xuất" tại sân bay.

Phạm Khánh

{fcomment}