“Người tiêu dùng ngày nay đang thực sự cảm thấy sự hỗn loạn của hàng hóa, không có sự khác biệt nào để lựa chọn nếu các bạn - những doanh nghiệp tiếp tục cho sinh sản vô tính các thương hiệu!”.
Ông Nguyễn Đức Sơn - Giám đốc chiến lược thương hiệu của Richard Moore Associates (một trong những công ty tư vấn thương hiệu hàng đầu tại Việt Nam hiện nay) đã nói như vậy khi ông chia sẻ cách thức xây dựng thương hiệu cho hàng trăm doanh nghiệp.
Có một câu nói nổi tiếng của người Mỹ rằng: “Nếu công ty này một ngày buộc phải chia cắt, tôi sẽ chia cho anh tất cả nhà xưởng, máy móc, vốn liếng. Tôi chỉ giữ lại thương hiệu. Chắc chắn tôi sẽ kinh doanh tốt hơn anh!”.
Ông Sơn dẫn lại câu nói này để thấy, thương hiệu là một tài sản vô giá, vô hình vô cùng to lớn như thế nào!. Song tiếc là hiện nay, tại Việt Nam vẫn chưa có một sân chơi thương hiệu nào đúng nghĩa để cho các doanh nghiệp có thể phát triển một cách bài bản.
Ông Sơn cho biết, rất nhiều doanh nghiệp trong nước nói với ông rằng: Chúng tôi bán được hàng thời buổi này là tốt lắm rồi, làm sao tìm được sự khác biệt để xây dựng được thương hiệu, lại còn phải là thương hiệu dẫn đầu?!
Thương hiệu dẫn đầu, theo ông Sơn, chẳng phải là “hái sao trên trời”, cũng không cứ phải là một thương hiệu nổi tiếng mà chỉ cần thương hiệu đó chiếm lĩnh được một phân khúc thị trường nhỏ nào đó cũng đã có thể trở thành dẫn đầu. Tại sao các doanh nghiệp không nghĩ rằng, “dẫn đầu” ở đây chính là “dẫn đầu cho chính những người trả tiền cho bạn” - ông Sơn nói.
Chính nhận thức “chưa chuẩn” về thương hiệu mà tại thị trường Việt Nam hiện nay, ông Sơn cho biết, “ra ngõ là thấy những thương hiệu, sản phẩm cứ na ná giống nhau. Một thị trường quá nhiều hàng hóa nhưng rất ít thương hiệu!”.
Ông Sơn ví dụ: Ngân hàng nào cũng giống ngân hàng nào với một thông điệp chúng tôi đáng tin đây, tiền của bạn gửi vào đây là đáng tin đây nhưng bao nhiêu ngân hàng tạo được niềm tin cho người gửi tiền?!. Ví dụ nữa là sản phẩm nước yến - nhiều và phổ biến đến nỗi người tiêu dùng chỉ còn biết nước yến rất tốt cho sức khỏe của bạn, mua đi, mua đi… nhưng thực tế nước yến “rởm” tràn lan thị trường…
“Người tiêu dùng ngày nay đang thực sự cảm thấy sự hỗn loạn của hàng hóa, không có sự khác biệt nào để lựa chọn nếu các bạn - những doanh nghiệp tiếp tục cho sinh sản vô tính các thương hiệu như vậy!” - ông Sơn nhấn mạnh.
Vị chuyên gia hàng đầu về thương hiệu này thẳng thắn, muốn có thương hiệu tốt, bạn hãy xem người tiêu dùng nghĩ gì? Thực tế, chưa bao giờ người tiêu dùng lại ghét và dị ứng với cách quảng cáo “là số 1”, “đứng thứ nhất” của hầu hết các thương hiệu trên thị trường như hiện nay. Nhưng ghét thì sao? Họ có dùng sản phẩm của các thương hiệu này không? Thực tế là ghét nhưng cuối cùng họ vẫn mua. Do vậy, làm thương hiệu thì đừng nghĩ người tiêu dùng thích hay không thích mà hãy nghĩ đến kết quả cuối cùng!”.
“Người tiêu dùng ngày nay cùng lắm chỉ có thể nhớ nổi một vài thương hiệu và chưa chắc đã là thương hiệu nổi tiếng. Nhưng họ sẽ nhớ nếu sản phẩm của bạn thực sự là một thương hiệu dẫn đầu. “Được xác nhận và vị thế số 1” chính là một trong những cách thức doanh nghiệp khác biệt hóa thương hiệu! Các doanh nghiệp cần nhớ, không phải thương hiệu ai cũng biết đã là thương hiệu mạnh. Tất cả phải dựa trên nền tảng chất lượng, trước khi dẫn đầu hãy làm những điều này trước, dẫn đầu chỉ là kết quả” - ông Nguyễn Đức Sơn nhấn mạnh.
Nguồn 24h
-
Sử dụng phương tiện sai mục đích - Nguyên nhân chính của vụ chìm ca nô ở Cần Giờ
-
Bộ GTVT bác kiến nghị tiếp tục thi công đường sắt trên cao
-
Chấm thi THPT quốc gia 2015: Xuất hiện điểm 10 Địa lý, nhiều điểm 9 Lịch sử
-
Cách nhận biết chân gà `bẩn` tránh bị đầu độc
-
Luxgen5 - Mẫu sedan đầu tiên của Đài Loan
-
10 cảnh quan đẹp như cổ tích ít ai biết
-
Vây bắt kẻ phạm tội từ cuộc gọi cầu cứu của thiếu nữ
-
Điều chưa kể về người vợ được Bầu Đức giấu kín
-
Giá sữa bán lẻ đồng loạt giảm từ 10/5
-
Hà Hồ thay đổi quá nhiều sau 15 năm dấn thân showbiz