Tổ công tác của Thủ tướng hoàn tất việc kiểm tra Bộ Tài chính trong việc thực hiện nhiệm vụ mà Chính phủ giao. Kết quả cho thấy vẫn còn 14 nhiệm vụ quá hạn nợ đọng.
Bộ Tài chính vẫn để có tới 14 nhiệm vụ quá hạn nợ đọng (Ảnh minh họa)
Từ ngày 1/1/2017 đến 30/4/2018, có tổng số 26.705 nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao các bộ, cơ quan, địa phương. Trong đó, có 15.876 nhiệm vụ đã hoàn thành (đúng hạn: 13.458, quá hạn: 2.418); 10.829 nhiệm vụ chưa hoàn thành (trong hạn: 10.440, quá hạn: 389 - chiếm 2,4%, giảm 2,3% so với tháng trước).
Trong tháng 4/2018, Tổ công tác của Thủ tướng đã kiểm tra Bộ Tài chính trong việc thực hiện nhiệm vụ giao và việc rà soát, xây dựng phương án đơn giản hóa, cắt giảm điều kiện kinh doanh (ĐKKD) không cần thiết, bất hợp lý nhằm tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp.
Theo đánh giá của Tổ công tác, Bộ Tài chính là Bộ tổng hợp, đa ngành, đa lĩnh vực và là Bộ được giao rất nhiều nhiệm vụ, trong đó có nhiều nhiệm vụ quan trọng, phức tạp liên quan đến kinh tế vĩ mô nhưng với sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt, Bộ đã rất nghiêm túc trong hoàn thành các nhiệm vụ được giao. Cụ thể, đến 15/3/2018, tổng số 1.567 nhiệm vụ giao Bộ Tài chính. Trong đó, đã hoàn thành 1.340 nhiệm vụ; 213 nhiệm vụ đang triển khai thực hiện trong hạn. 14 nhiệm vụ quá hạn nợ đọng, chiếm 0,10%.
Liên quan đến kết quả rà soát, xây dựng phương án đơn giản hóa, cắt giảm điều kiện kinh doanh, theo kết quả rà soát, đến nay Bộ Tài chính có 370 ĐKKD, được quy định trong 8 văn bản Luật và 15 Nghị định.
Trong tổng số 370 ĐKKD hiện nay của Bộ, có nhiều ĐKKD quy định chung chung, chồng chéo, không cần thiết, không lượng hóa được, dễ tạo khoảng trống cho cán bộ thực thi công vụ sách nhiễu, tiêu cực, cần đơn giản hóa, cắt giảm, bãi bỏ, như: “Có trụ sở làm việc bảo đảm cho hoạt động kinh doanh chứng khoán”; “Hiện đại, đồng bộ, có thể dễ dàng nâng cấp”; “có đạo đức tốt”; “Tỷ lệ tổng nợ trên vốn chủ sở hữu không vượt quá 3 lần, vốn chủ sở hữu không thấp hơn mức vốn pháp định, trích lập đầy đủ các khoản dự phòng”; “Có trụ sở chi nhánh và trang thiết bị hoạt động kinh doanh chứng khoán” ; “Đang hoạt động hợp pháp, không đang trong tình trạng hợp nhất, sáp nhập, chia tách, giải thể, phá sản; có quy trình quản lý…”.
Hiện, Bộ Tài chính đã rà soát và dự kiến đơn giản hóa, cắt giảm 188/370 điều kiện kinh doanh, đạt 50,8% (trong đó có các ĐKKD còn bất cập, không cần thiết nêu trên).
Cụ thể: đơn giản hóa, cắt giảm 29 ĐKKD thuộc lĩnh vực tài chính ngân hàng; Đơn giản hóa, cắt giảm 15 ĐKKD thuộc lĩnh vực hải quan; Đơn giản hóa, cắt giảm 78 ĐKKD thuộc lĩnh vực chứng khoán; Đơn giản hóa, cắt giảm 28 ĐKKD thuộc lĩnh vực bảo hiểm; Đơn giản hóa, cắt giảm 19 ĐKKD thuộc lĩnh vực kế toán, kiểm toán; Đơn giản hóa, cắt giảm 16 ĐKKD thuộc lĩnh vực giá; Đơn giản hóa, cắt giảm 2 ĐKKD thuộc lĩnh vực thuế.
H.Anh
Nguồn Dân trí
-
Người dân Trung Quốc đang bị kích động
-
Đại gia nội đứng sau liên doanh hàng không giá rẻ với AirAsia
-
Giật mình giá giao dịch đô la tại ngân hàng
-
Thí sinh làm bài bằng chân được đặc cách vào thẳng đại học
-
Lương Mạnh Hải cõng Bảo Anh dưới mưa
-
Căn hộ không thể ngắm biển, khách hàng kiện công ty bất động sản
-
Mất mùa trái cây, nông dân trắng tay
-
Shark Tank: Lời 3 tỷ định giá công ty 250 tỷ, các em nghĩ gì trong đầu?
-
Uẩn khúc trong giao dịch số tiền "khủng" 51 tỷ đồng
-
Giới trẻ Anh chuyển sang tự may vá quần áo