Những ngày qua, các tỉnh miền Bắc, miền Trung hứng chịu đợt nắng nóng đỉnh điểm đầu tiên của năm, có thời điểm nhiệt độ ngoài trời lên đến gần 40 độ C. Oi bức và nắng nóng khiến cuộc sống đảo lộn.
Tại Hà Tĩnh, ghi nhanh của nhóm phóng viên Dân trí vào trưa ngày 15/5, nắng nóng, oi bức, ngột ngạt diễn ra trên diện rộng. Những địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của đợt nắng nóng này là các huyện Hương Khê, Vũ Quang, Hương Sơn, Kỳ Anh và TP Hà Tĩnh với nhiệt độ từ 37-39 độ C.
Nhiều người dân TP Hà Tĩnh than thở, họ quá mệt mỏi với đợt nắng nóng, oi bức nhất kể từ đầu năm đến nay. Mới đầu giờ sáng, không khí đã ngột ngạt khiến cuộc sống của nhiều người bị đảo lộn. Các quầy điện tử điện lạnh mấy ngày nay luôn rất đông khách.
Nhân viên bán hàng tại cửa hàng điện tử, điện lạnh Ông Nhân (đường Phan Đình Phùng) và Lý Ngân (Nguyễn Chí Thanh) cho biết, mấy ngày nay mặt hàng bán chạy nhất là quạt điện, máy điều hòa và tủ lạnh.
Còn chị Trần Thị Loan, chủ một ki ốt buôn bán áo quần ở chợ trung tâm TP Hà Tĩnh, nói chị bán chạy chủ yếu là áo chống nắng.
Nắng nóng cao độ nên đường phố vào giờ trưa gần như vắng người. Nhiều gia đình không chịu được sự ngột ngạt, oi bức trong nhà đã tìm đến các bóng cây để nghỉ trưa.
Một cụ ông ở xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà ra hàng cây trước bờ biển để hóng mát
Đến 13 giờ trưa nay ngày 15/5, nhiệt độ đo được cao nhất tại thành phố Thanh Hóa là 37,6 độ C; Như Xuân 37,6 độ C... Đây là nhiệt độ đo được ở tại các trạm thủy văn; còn trên thực tế nhiệt độ ngoài trời có thể cao hơn 2 - 3 độ C.
Thời tiết diễn biến phức tạp, nắng nóng kéo dài nhiều hơn mưa khiến hầu hết các hồ đập thủy lợi ở Thanh Hóa đạt mức rất thấp so với trung bình nhiều năm.
Theo Chi cục Thủy lợi tỉnh Thanh Hóa, đầu vụ sản xuất chiêm xuân 2013, lượng nước của các hồ đập chỉ đạt mức xấp xỉ hoặc thấp hơn trung bình và đang xuống thấp dần. UBND tỉnh Thanh Hóa cũng đã chỉ đạo các đơn vị, ngành chủ động triển khai các giải pháp phòng chống hạn ngay từ đầu mùa vụ. Thống kê của ngành nông nghiệp Thanh Hóa thì có khoảng từ 10.000 - 14.000 ha lúa có nguy cơ hạn nặng trong năm nay.
Còn theo bác sỹ Hoàng Thị Kim Thanh, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi Thanh Hóa, những ngày nắng nóng, số lượng trẻ nhập viện có xu hướng giảm hơn so với ngày thường, do trời nắng nóng nên phụ huynh ngại mang con ra đường. Những ngày này, bình quân có khoảng hơn 400 trẻ đến khám và điều trị, trong khi ngày thường con số này là hơn 500 trẻ. Thường thì sau những đợt nắng nóng, trời dịu mát, lượng trẻ nhập viện đông lên.
Theo ghi nhận của phóng viên Dân trí, một số địa điểm thu hút đông người đến trong những ngày này là các quán bia, nước giải khát, bãi biển. Nhiều người dân tại thành phố Thanh Hóa còn chọn công viên làm nơi tránh nắng. Khoảng từ 11 giờ trưa, đường phố rất ít người đi lại.
Thời tiết nắng nóng, khiến sinh hoạt của các sinh viên ở trọ vất vả hơn. Bạn Nguyễn Thị Thu, sinh viên trường Đại học Hồng Đức cho biết: “Mấy hôm nay bọn em không tài nào mà ngủ trưa ở trong phòng được, phòng chật, mà trời lại nóng như đổ lửa, nằm trong phòng bật quạt mà vẫn không thể nào chịu được”.
Còn đối với bà con nông dân, đây là thời điểm thu hoạch mùa, nên thời tiết nắng nóng tuy vất vả nhưng lại tạo điều kiện thuận lợi cho việc phơi lúa, rơm.
Người nhà và bệnh nhân tìm ra hành lang bệnh viện Việt Nam – Cu Ba Đồng Hới (Quảng Bình) tránh nóng (Ảnh: Đức Tài)
{fcomment}
-
Nữ tỷ phú Việt đầu tiên được đặt tên cho trường của đại học Oxford
-
144 học sinh được miễn thi tốt nghiệp THPT, tuyển thẳng vào đại học
-
Sức mua của Gen Z tăng mạnh, các thương hiệu 'đau đầu' tìm cách chiều lòng khách hàng trẻ tuổi
-
Vì sao dự án 12.000 tỷ đồng dừng mua bán, hoàn tiền cho khách?
-
Thêm trường đào tạo ngành Y, học phí cao nhất 180 triệu/năm
-
Ông Dũng `Lò Vôi` đóng cửa khu du lịch Đại Nam
-
Ca sĩ có phổi bị hủy hoại 95%: "Ai cũng nghĩ tôi đã chết sau bạo bệnh"
-
Khánh Hòa thêm 97 ca mắc COVID-19 và 149 ca khỏi bệnh
-
Lộ bằng chứng Galaxy Note 7 có màn hình cạnh cong
-
Thanh niên nhảy cầu Sông Hàn tự vẫn trước mặt người yêu