Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh yêu cầu phải tạo thuận lợi cho các thí sinh khu vực vùng sâu vùng xa khi tham dự kỳ thi THPT Quốc gia 2015.
Chiều 25/5, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cùng đoàn công tác của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã về kiểm tra công tác chuẩn bị kỳ thi THPT Quốc gia tại Tuyên Quang. Đây là tỉnh miền núi có cả cụm thi địa phương do Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì và có cả cụm thi do trường đại học chủ trì.
Bà Vũ Thị Bích Việt, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang cho biết trong Kỳ thi THPT Quốc gia 2015, cụm thi địa phương do Sở GD&ĐT chủ trì là 4.054 (49 thí sinh tự do) ; số thí sinh dự thi tại cụm thi do trường ĐH Tân Trào chủ trì là 6.660 (1.247 thí sinh tự do).
Báo cáo trước Phó Thủ tướng, ông Hoàng Văn Thinh, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Tuyên Quang cho biết, thời gian vừa qua, lãnh đạo Sở đã trực tiếp đến các trường THPT để đối thoại, tư vấn, hướng dẫn và giải đáp các khó khăn, vướng mắc của giáo viên, phụ huynh và học sinh các trường về kỳ thi THPT Quốc gia.
“Ở nhiều nơi, phụ huynh cũng đến rất đông để lắng nghe những sự tư vấn, giải đáp của lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo”, ông Thinh nói thêm.
Bên cạnh đó, lãnh đạo Sở cũng thường xuyên phối hợp tổ chức tuyên truyền bằng nhiều hình thức và biện pháp nhằm nâng cao nhận thức của nhân dân về kỳ thi THPT Quốc gia 2015.
Bà Vũ Thị Bích Việt, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang khẳng định đã chuẩn bị đầy đủ điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ coi thi, chấm thi; tư vấn, định hướng giúp học sinh lựa chọn môn thi, cụm thi, ôn tập phù hợp.
Bà Việt thông tin ở Tuyên Quang, khoảng cách từ nơi ở của các thí sinh tham gia cụm thi địa phương đến các điểm thi trung bình khoảng 20-35 km, thậm chí trường THPT Yên Hoa (Na Hang) cách trung tâm thị trấn Na Hang 50km đã được tổ chức 1 điểm thi riêng với 160 thí sinh.
Lãnh đạo tỉnh cũng đặc biệt quan tâm đối với các thí sinh dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng khó khăn tham gia cụm thi địa phương và đã tổ chức tuyến xe đưa, đón các em đến tận điểm thi tập trung.
Đồng thời, lãnh đạo tỉnh Tuyên Quang cho biết đã chuẩn bị phương án hỗ trợ tối đa chỗ ăn, ở, đi lại cho các em và phụ huynh.
Giải đáp về độ khó và kết cấu của đề thi minh họa, Cục trưởng Cục Khảo thi và Kiểm định chất lượng (Bộ Giáo dục và Đào tạo) Mai Văn Trinh cho biết, ngay sau khi đề thi minh họa đưa lên mạng, Cục đã có bộ phận phân tích chi tiết cụ thể trên tinh thần tiếp thu nghiêm túc.
Cục Khảo thí sẽ chỉnh sửa đề thi để tạo thuận lợi nhất cho thí sinh. Ông Trinh cho biết, cấu trúc đề thi gồm khối câu hỏi cơ bản và khối câu hỏi nâng cao. Tuy nhiên, tỉ lệ khối câu cơ bản cũng đủ để những học sinh có học lực trung bình cũng có thể đỗ tốt nghiệp.
Ông Trinh thông tin thêm: “Điều kiện xét tốt nghiệp cho các em năm nay không chỉ có điểm trung bình 4 môn thi (50%) mà còn tính cả điểm trung bình của học sinh trong năm lớp 12 (50%), ngoài ra còn điểm khuyến khích theo đối tượng, theo khu vực. Vì vậy các em học sinh, phụ huynh không nên quá lo lắng”.
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga cho biết sẽ tiếp tục tiếp tục ghi nhận ý kiến từ các địa phương về đề thi minh họa để công tác thiết kế đề thi đáp ứng được yêu cầu đề ra.
Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ ra đề đảm bảo học sinh trung bình có thể đỗ tốt nghiệp và cũng phân hóa mạnh để thí sinh có cơ hội xét vào các trường đại học tốp trên.
Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đánh giá cao sự chủ động, nghiêm túc, chu đáo trong công tác chuẩn bị Kỳ thi THPT Quốc gia của tỉnh Tuyên Quang, tạo thuận lợi tối đa cho học sinh.
Tuyên Quang và các cụm thi do địa phương chủ trì cần bảo đảm chỗ ăn, ở, đi lại cho thí sinh và phụ huynh, trong đó đặc biệt lưu ý vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm.
Phó Thủ tướng lưu ý cần tạo điều kiện tốt nhất cho học sinh thi tốt nghiệp phổ thông tại địa phương. Những năm trước, đối tượng này chỉ phải thi tại trường thì năm nay phải lên huyện thi. Vì vậy, lãnh đạo tỉnh Tuyên Quang phải hỗ trợ để không có em nào vì khó khăn mà không được thi.
“Tùy điều kiện từng địa phương nhưng phải có cán bộ ‘theo sát’ để những học sinh không tham gia ôn thi tập trung tại trường vẫn có điều kiện tham gia và hoàn thành kỳ thi”.
Phó Thủ tướng lưu ý Bộ Giáo dục và Đào tạo phải hướng dẫn chặt chẽ quy chế kỳ thi; tập huấn kỹ cho đội ngũ giám thị trông thi, cán bộ chấm thi bảo đảm kết quả thi, trông thi, chấm thi nghiêm túc, trung thực, khách quan tạo sự tin tưởng đối với người dân, dư luận xã hội.
“Chúng ta đổi mới cách thi cho học sinh nhưng vẫn dựa trên kết quả học SGK cũ, phương pháp giảng dạy cũ, chương trình cũ, yêu cầu cũ, vì vậy, kỳ thi THPT Quốc gia không phải là siết chặt lại mà tạo một mặt bằng trung thực, khách quan, đánh giá đúng năng lực của học sinh, làm cơ sở, điều kiện cho quá trình đổi mới. Đồng thời tạo đà cả hệ thống vào cuộc, xã hội đồng thuận, có lòng tin vào đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo”, Phó Thủ tướng nói.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam làm việc với lãnh đạo tỉnh Tuyên Quang về công tác chuẩn bị cho Kỳ thi THPT Quốc gia, chiều 25/5 (Ảnh: Phạm Thịnh) |
Báo cáo trước Phó Thủ tướng, ông Hoàng Văn Thinh, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Tuyên Quang cho biết, thời gian vừa qua, lãnh đạo Sở đã trực tiếp đến các trường THPT để đối thoại, tư vấn, hướng dẫn và giải đáp các khó khăn, vướng mắc của giáo viên, phụ huynh và học sinh các trường về kỳ thi THPT Quốc gia.
“Ở nhiều nơi, phụ huynh cũng đến rất đông để lắng nghe những sự tư vấn, giải đáp của lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo”, ông Thinh nói thêm.
Bên cạnh đó, lãnh đạo Sở cũng thường xuyên phối hợp tổ chức tuyên truyền bằng nhiều hình thức và biện pháp nhằm nâng cao nhận thức của nhân dân về kỳ thi THPT Quốc gia 2015.
Bà Vũ Thị Bích Việt, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang khẳng định đã chuẩn bị đầy đủ điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ coi thi, chấm thi; tư vấn, định hướng giúp học sinh lựa chọn môn thi, cụm thi, ôn tập phù hợp.
Bà Việt thông tin ở Tuyên Quang, khoảng cách từ nơi ở của các thí sinh tham gia cụm thi địa phương đến các điểm thi trung bình khoảng 20-35 km, thậm chí trường THPT Yên Hoa (Na Hang) cách trung tâm thị trấn Na Hang 50km đã được tổ chức 1 điểm thi riêng với 160 thí sinh.
Lãnh đạo tỉnh cũng đặc biệt quan tâm đối với các thí sinh dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng khó khăn tham gia cụm thi địa phương và đã tổ chức tuyến xe đưa, đón các em đến tận điểm thi tập trung.
Đồng thời, lãnh đạo tỉnh Tuyên Quang cho biết đã chuẩn bị phương án hỗ trợ tối đa chỗ ăn, ở, đi lại cho các em và phụ huynh.
Giải đáp về độ khó và kết cấu của đề thi minh họa, Cục trưởng Cục Khảo thi và Kiểm định chất lượng (Bộ Giáo dục và Đào tạo) Mai Văn Trinh cho biết, ngay sau khi đề thi minh họa đưa lên mạng, Cục đã có bộ phận phân tích chi tiết cụ thể trên tinh thần tiếp thu nghiêm túc.
Cục Khảo thí sẽ chỉnh sửa đề thi để tạo thuận lợi nhất cho thí sinh. Ông Trinh cho biết, cấu trúc đề thi gồm khối câu hỏi cơ bản và khối câu hỏi nâng cao. Tuy nhiên, tỉ lệ khối câu cơ bản cũng đủ để những học sinh có học lực trung bình cũng có thể đỗ tốt nghiệp.
Ông Trinh thông tin thêm: “Điều kiện xét tốt nghiệp cho các em năm nay không chỉ có điểm trung bình 4 môn thi (50%) mà còn tính cả điểm trung bình của học sinh trong năm lớp 12 (50%), ngoài ra còn điểm khuyến khích theo đối tượng, theo khu vực. Vì vậy các em học sinh, phụ huynh không nên quá lo lắng”.
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga cho biết sẽ tiếp tục tiếp tục ghi nhận ý kiến từ các địa phương về đề thi minh họa để công tác thiết kế đề thi đáp ứng được yêu cầu đề ra.
Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ ra đề đảm bảo học sinh trung bình có thể đỗ tốt nghiệp và cũng phân hóa mạnh để thí sinh có cơ hội xét vào các trường đại học tốp trên.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Bằng mọi cách không để cho thí sinh nào vì khó khăn không được đi thi (Ảnh: Phạm Thịnh) |
Tuyên Quang và các cụm thi do địa phương chủ trì cần bảo đảm chỗ ăn, ở, đi lại cho thí sinh và phụ huynh, trong đó đặc biệt lưu ý vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm.
Phó Thủ tướng lưu ý cần tạo điều kiện tốt nhất cho học sinh thi tốt nghiệp phổ thông tại địa phương. Những năm trước, đối tượng này chỉ phải thi tại trường thì năm nay phải lên huyện thi. Vì vậy, lãnh đạo tỉnh Tuyên Quang phải hỗ trợ để không có em nào vì khó khăn mà không được thi.
“Tùy điều kiện từng địa phương nhưng phải có cán bộ ‘theo sát’ để những học sinh không tham gia ôn thi tập trung tại trường vẫn có điều kiện tham gia và hoàn thành kỳ thi”.
Phó Thủ tướng lưu ý Bộ Giáo dục và Đào tạo phải hướng dẫn chặt chẽ quy chế kỳ thi; tập huấn kỹ cho đội ngũ giám thị trông thi, cán bộ chấm thi bảo đảm kết quả thi, trông thi, chấm thi nghiêm túc, trung thực, khách quan tạo sự tin tưởng đối với người dân, dư luận xã hội.
“Chúng ta đổi mới cách thi cho học sinh nhưng vẫn dựa trên kết quả học SGK cũ, phương pháp giảng dạy cũ, chương trình cũ, yêu cầu cũ, vì vậy, kỳ thi THPT Quốc gia không phải là siết chặt lại mà tạo một mặt bằng trung thực, khách quan, đánh giá đúng năng lực của học sinh, làm cơ sở, điều kiện cho quá trình đổi mới. Đồng thời tạo đà cả hệ thống vào cuộc, xã hội đồng thuận, có lòng tin vào đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo”, Phó Thủ tướng nói.
Nguồn VTC News
Tin nên đọc
-
Nhiều "ông lớn" điện tử đầu tư tỉ đô vào Việt Nam
-
Thị trường chung cư cuối năm: Cung nhiều, giá giảm, vẫn… khó mua!
-
Xiaomi giới thiệu công nghệ sạc nhanh kỷ lục, gấp 5 lần iPhone 11
-
Những xu hướng thiết kế website sẽ lên ngôi trong năm 2019
-
“Ngân hàng bò sữa” của gã tỷ phú chăn bò
-
Dàn cầu thủ CLB Hà Nội tạo ra bộ khung ở U23 Việt Nam
-
Báo Tây choáng với mức độ cuồng xe nhập của người Việt
-
5 nỗi khổ của doanh nhân
-
Tỷ lệ nghèo Việt Nam thuộc hàng thấp nhất khu vực
-
Lại cho nhập nội tạng đông lạnh!