Thời gian gần đây các nông sản của Việt Nam đang ngày càng xuất hiện nhiều hơn tại thị trường Vùng Vịnh, tạo dựng được những dấu ấn với người tiêu dùng nơi đây.
Lulu là tập đoàn bán lẻ với hơn 250 siêu thị trải khắp Vùng Vịnh. Không khó để tìm thấy dấu ấn các nông sản Việt Nam tại nơi đây.
Vùng Vịnh hay Trung Đông nói chung có tập quán ăn uống khá khác biệt so với nhiều nước Đông Nam Á. Tuy nhiên, tại những siêu thị như Lulu thì những loại quả như Thanh Long hay ổi được bày bán hầu như quanh năm. Sự xuất hiện thường xuyên của những loại quả này tại các siêu thị cũng có thể cho người ta một hình dung những nông sản của Việt Nam đang được đón nhận như thế nào tại thị trường này.
Ông Ma Salim - Giám đốc tập đoàn Lulu International cho biết: "Chúng tôi hiện xem Việt Nam là một trong những nguồn nhập khẩu nông sản chính của mình trên thế giới. Nếu như trước đây nông sản Việt Nam xuất sang thị trường này gần như bằng không, thì nay như chanh Việt Nam đã trở thành một trong những mặt hàng được yêu thích nhất hay như thanh long trước đây chúng tôi thường nhập từ quốc gia khác, nay chỉ có thanh long Việt Nam, chất lượng là không đâu có thể sánh bằng".
Nông sản Việt Nam xuất hiện ngày càng nhiều tại Vùng Vịnh.
Barakat là thương hiệu kinh doanh hoa quả và các sản phẩm chế biến từ hoa quả có tiếng từ Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất. Nông sản Việt Nam nay cũng đã trở thành nguồn cung quan trọng cho hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.
Ông Arshad Saiyed - Phó Chủ tịch Tập đoàn Barakat cho biết: "Chúng tôi hiện nhập số lượng lớn khoảng 10 - 20 loại nông sản từ Việt Nam. Nhiều nhất là thanh long, dưa hấu không hạt, chanh không hạt hay dừa... Nông sản từ Việt Nam hiện chiếm 40% tổng số lượng hoa quả chúng tôi nhập về từ Đông Á".
Không chỉ hoa quả, gạo Việt Nam cũng ngày càng được chú ý hơn. Đặc biệt, trong bối cảnh một số nguồn cung gạo truyền thống tại Vùng Vịnh thời gian qua phải hạn chế xuất khẩu do mùa màng sụt giảm.
"Đây chính là thời điểm thích hợp để gạo Việt Nam có thể tiến nhiều hơn ra thế giới, tới những thị trường mà gạo Việt Nam chưa có cơ hội thâm nhập trước đến nay", ông Neeraj Nihalani - Doanh nghiệp kinh doanh gạo Golden Rise nói.
Khẩu vị và tư duy ẩm thực của dân Arab trước đến nay được biết tới là tương đối tương đồng. Điều đó có nghĩa là khi một số nông sản của Việt Nam đã khai phá được một số thị trường nơi đây thì cũng hoàn toàn có thể vươn xa hơn nữa để khai thác những tiềm năng của một thị trường khoảng 450 triệu dân của người Arab.
nguồn: VTV
-
Cưỡng chế 50 nhà xây dựng trái phép ở Nhơn Hội
-
Hyundai phát triển hệ thống điều tân tiến ôtô trong tương lai
-
Đã bán được 6/7 con tàu “tai tiếng” của Vinashinlines ở xứ người
-
Vinastar Motors đặt mục tiêu tiêu thụ 10.000 xe hơi tại VN
-
Những món đặc sản ngon lạ lùng của Ai Cập
-
Tàu Sunrise 689 vẫn chưa được phép khởi hành
-
Tin vịt: Làm giàu không khó!
-
Trần Hạnh: 60 năm sống cho nghệ thuật, vừa được phong tặng NSND ở tuổi 90
-
Mời chào vay ưu đãi xong là phạt nặng
-
Điểm danh những căn hộ 2 phòng ngủ được yêu thích tại Toan Tien Housing