Tháng 7, tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng đạt chưa đầy 30% kế hoạch năm, trong khi nợ xấu tăng mạnh. Điều tra của Công ty Kiểm toán E&Y cũng cho kết quả, 3/4 ngân hàng cho rằng nợ xấu hiện là mối lo lớn nhất.
Nợ xấu gấp 4 lần lợi nhuận
Báo cáo tài chính hợp nhất quý II của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), cho thấy, đến 31/6, lợi nhuận sau thuế của ngân hàng đạt hơn 2.229 tỷ đồng, tăng hơn 245 tỷ đồng, tương ứng hơn 12% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, nợ xâu của ngân hàng dâng lên tới 9.031 tỷ đồng - gấp 4 lần lợi nhuận và chiếm 3,09% tổng dư nợ và tăng gần 0,4% so với cuối năm 2013 là 2,7%.
Đáng chú ý, nợ có khả năng mất vốn (nhóm 5) của Vietcombank - ngân hàng được đánh giá có chất lượng quản trị rủi ro hàng đầu - tăng tới 70,7% so với hồi cuối năm ngoái (hết năm 2013, nợ nhóm 5 của Vietcombank chưa đến 2.800 tỷ đồng).
Vietcombank chỉ là một trong số nhiều ngân hàng có nợ xấu tăng trong 6 tháng đầu năm. Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) cho biết, 6 tháng đầu năm, lợi nhuận trước thuế dù đạt hơn 60% so với cùng kì nhưng giảm 23% so với cùng kì năm ngoái.
Trong khi đó, nợ xấu của ACB tăng thêm 0,6% (từ 3.241 tỷ đồng, tương ứng 3% hồi cuối năm 2013 lên 4.046 tỷ đồng - 3,6% cuối tháng 6/2014), riêng nợ có khả năng mất vốn tăng 23% lên 2.600 tỷ đồng. Báo cáo tài chính quý II của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) cũng cho thấy, nợ xấu tăng từ 1.594 tỷ đồng (1,48%) cuối năm 2013 lên 1.776 tỷ đồng (1,51%), chủ yếu từ nợ có khả năng mất vốn (tăng thêm 316 tỷ đồng)…
Báo cáo tài chính của Ngân hàng TMCP Công thương (Vietinbank) công bố ngày 14/8 cũng thể hiện, lợi nhuận trước thuế 6 tháng giảm 6,4% xuống 3.873 tỷ đồng. Trong khi đó, nợ xấu là 9.575 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 2,53% tổng dư nợ, gấp 2,5 lần so với 3.770 tỷ đồng nợ xấu cuối năm 2013. Trong đó, nợ dưới tiêu chuẩn tăng từ hơn 500 tỷ đồng lên trên 3.250 tỷ, mức tăng gấp hơn 6 lần. Nợ nghi ngờ tăng hơn 3 lần từ trên 1.000 tỷ lên gần 3.250 tỷ đồng. Nợ có khả năng mất vốn cũng tăng hơn 40% lên 3.172 tỷ đồng…
Nợ xấu vẫn đang là mối lo lớn nhất với hệ thống ngân hàng VN
Ngân hàng lo nhất nợ xấu
“Những ngân hàng như Vietcombank, Sacombank hay ACB gia tăng nợ xấu, các ngân hàng khác khó có kết quả lạc quan được”, Thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách Tài chính, tiền tệ Quốc gia Lê Xuân Nghĩa nhận định.
Ông Nghĩa phân tích, Vietcombank, Sacombank hay ACB đều là những ngân hàng lớn, tuân thủ khá chặt chẽ quản trị rủi ro, song đều không tránh được một thực tế là các doanh nghiệp vẫn chưa thực sự hồi phục, khả năng trả nợ khó khăn. Thêm vào đó, tín dụng tăng trưởng chậm khiến tỉ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cũng tăng lên.
Quả thực, sau hàng loạt biện pháp và quyết tâm, trong đó có sự ra đời của Công ty Quản lý Tài sản các tổ chức tín dụng (VAMC), nợ xấu của hệ thống ngân hàng vẫn là mối lo hàng đầu.
Báo cáo của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho thấy, vừa qua, nợ xấu của các tổ chức tín dụng liên tục tăng, từ tỉ lệ 3,74% hồi tháng 1 lên 3,86% vào cuối tháng 2, tiếp tục lên 3,93% và 4,03% trong hai tháng 3, 4. Tại TP HCM, tỉ lệ nợ xấu của các NHTM trên địa bàn khoảng 4,84%, tăng so với hồi đầu năm, dù đã xử lý được 6.600 tỷ đồng nợ xấu. Trong khi đó, đại diện NHNN TP HCM cho biết, hoạt động xử lý nợ xấu của các ngân hàng đều rất khó khăn.
Báo cáo khảo sát ngành ngân hàng tại các thị trường mới nổi được Công ty Kiểm toán Ernst & Young (E&Y) công bố ngày 13/8 cũng cho thấy, 24% trong tổng số 17 ngân hàng Việt Nam tham gia cuộc khảo sát nghĩ rằng nợ xấu là vấn đề quan trọng nhất mà nền kinh tế đang đối mặt; 76% cho rằng nợ xấu là vấn đề quan trọng nhất ảnh hưởng đến ngành ngân hàng (trong khi đó, kết quả này chỉ là 17% tại Malaysia, 33% tại Indonesia và 0% tại các thị trường sơ khai khác).
Giám đốc Điều hành Dịch vụ Tài chính Ngân hàng E&Y châu Á - Thái Bình Dương Keith Pogson, cho biết, kết quả điều tra thể hiện, triển vọng cho vay kém tích cực hơn lần khảo sát trước và trong tất cả các nước tham gia khảo sát, ngân hàng Việt Nam kém lạc quan về cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa mà chỉ thích cho vay tài trợ dự án bởi giúp hạn chế rủi ro về nợ xấu.
nguồn: 24h.com.vn
{fcomment}
-
Dầu bẩn Đài Loan: Lộ danh sách thương hiệu có tại Việt Nam
-
Bộ GTVT bác kiến nghị tiếp tục thi công đường sắt trên cao
-
Lãi lớn nhờ `bắt` na ra quả
-
Anh là nước giàu hiếm hoi lạm phát vẫn tăng
-
Khu biệt thự lớn nhất Trung Quốc "hóa" thành phố ma
-
Tỷ phú muốn mua đảo cho dân tị nạn giàu cỡ nào?
-
Nộp thuế bằng tiền xu
-
SỐC: Thủ môn SLNA phải nhập viên cấp cứu
-
Bán đảo giữa trung tâm TP.HCM có hình hài lạ mắt bị 'lãng quên' 30 năm
-
Những vụ làm càn của hành khách Việt với nhân viên hàng không