Tỷ phú Naguib Sawiris, người Ai Cập có khối tài sản trị giá ít nhất 3 tỷ USD muốn dùng phần lớn số tiền của mình để mua một hòn đảo nhằm giúp người tị nạn Syria có nơi ở mới.
Theotintừ Yahoo News, ông Sawiris cho biết có hàng táhòn đảohoang chứa được chừng 100.000-200.000 người tị nạn. Ông nói rằng mức giá cho một hòn đảo ông định mua sẽ rơi vào khoảng 10-100 triệu USD, tuy nhiên việc xây dựng sẽ là khoản đầu tư chính. Tất nhiên, sẽ có nhiều khó khăn nảy sinh trong quá trình thuyết phục Hy Lạp hoặc Italia bán một hòn đảo và các vấn đề liên quan đến hải quan và pháp lý.
Trên mạng Twitter, ông Sawiris chia sẻ, ông muốn đặt tên mới cho hòn đảo sau vụ việc em bé Syria chết đuối trên đường đi lánh nạn. Có nguồn tin ông muốn đặt tên cho hòn đảo mới là Hope (Hy vọng). Bé trai Alan Kurdi mới đầy 3 tuổi. Một bức ảnh chụp thi thể bé trôi dạt vào bờ biển Thổ Nhĩ Kỳ đã gây được sự chú ý trên toànthế giới. Cả Alan, anh trai và mẹ đều thiệt mạng trong nỗ lực thoát khỏi Syria.
Tài sản ròng của ông Sawiris ước đạt 2,9 tỷ USD và ông được xếp hạng người giàu thứ 544 của thế giới (theo Forbes).
Ông Sawiris cho biết, ông muốn dành một hòn đảo chongười tị nạnđang bị đối xử không khác gì súc vật, mà đáng ra họ cần được đối đãi như những con người. Qua Yahoo News, ông nói rằng ở hòn đảo này, mọi người có thể trở về nhà bất cứ khi nào họ muốn và không ai bị buộc phải ở trên đảo cả.
Ông sẽ bắt đầu bằng việc xây những ngôi nhà tạm cho mọi người có chỗ nghỉ, đồng thời xây cảng để những con tàu có thể cập bến. Sau đó, ông sẽ thuê người xây nhà, bệnh viện, trường học và một khách sạn, CNN dẫn lời ông đưa tin. Cũng trong buổi phỏng vấn với CNN, ông quả quyết rằng kế hoạch của mình có thể được thực thi”.
“Tất cả những gì tôi cần là những người tị nạn được cấp phép ở trên đảo này. Sau đó, tôi chẳng cần điều gì từ họ cả. Tôi sẽ tạo công ăn việc làm cho họ, quan tâm đến các dịch vụ hậu cần. Tôi biết tôi có thể làm được điều đó”.
Ông Sawiris làdoanh nhâncó tiếng tại Ai Cập, nơi ông trực tiếp điều hành Orascom TMT. Orascom cung cấp các dịch vụ mạng điện thoại di động và mạng lưới thông tin liên lạc dưới nước. Đây là một trong những tập đoàn lớn nhất ở Ai Cập và cũng làdoanh nghiệphoạt động trong khu vực tư nhân lớn nhất tại đất nước này. Ông xây dựng đường sắt, mạng viễn thông và các sản phẩm trong lĩnh vựccông nghệthông tin dưới thương hiệu Orascom. Vào những năm 1990, Orascom được chia thành 4 công ty: Orascom Telecom Holding, Orascom Construction Industries, Orascom Hotels & Development và Orascom Technology Systems.
Ngoài Orascom, ông Sawiris còn sở hữu một kênhtruyền hìnhAi Cập và lập ra một đảng chính trị dưới tên gọi Al Masreyeen Al Ahrrar (Đảng Ai Cập Tự do). Trên trang cá nhân Twitter, ông tự nhận mình là một “Kẻ chiến đấu tự do, nhọc sức nhưng mạnh mẽ”. Ông là thành viên của nhiều hiệp hội như Hội đồng Khoa học và Công nghệ Tối cao.
Ông Sawiris sống ở Cairo, đã kết hôn và có 4 người con. Ông nói được 4 thứ tiếng: Ả Rập, tiếng Anh, tiếng Pháp và tiếng Đức. Ông theo đạo Thiên chúa.
Toàn bộ các thành viên tronggia đìnhSawiris là doanh nhân. Anh trai ông, Nassef, hiện là Chủ tịch Orascom Constrution Industries. Một người nữa, Samih, đang điều hành Orascom Hotels& Development. Cha ông, Onsi, thành lập Orascom vào năm 1950.
Hiện giá trị tài sản ròng của ông Sawiris ước đạt 2,9 tỷ USD và ông được xếp hạng người giàu thứ 544 của thế giới (theo Forbes). Hiện ông là người giàu thứ ba ở Ai Cập. Forbes đánh giá toàn bộ tài sản của gia đình Sawiris ước khoảng 36 tỷ USD.
Nguồn 24h
-
`Dấu vết Ukraine` trong vụ sát hại chính trị gia đối lập Nemtsov
-
Kỷ nguyên 'Made in China' đã chấm dứt?
-
Xe điện hiện đại phục vụ quan khách cấp cao tại Lễ khánh thành Nhà máy nước mặt sông Đuống
-
Lắp quạt trần và những yêu cầu cơ bản
-
5 superbike 200 mã lực hot cho năm 2015
-
Cần Thơ: Phát hiện trên 1 tấn mỡ heo không rõ nguồn gốc
-
Bản quyền truyền hình bóng đá: Chưa xong Premier League đã lo EURO 2016
-
Tỷ phú `vạn đảo` làm xiêu lòng nhà giàu Việt
-
Thảm án đằng sau cuộc hôn nhân sắp đặt
-
Đức vượt Mỹ về số lượng đăng ký xe điện mới trong năm 2020