Những lưu ý quan trọng khi nuôi thú cưng trong nhà

ngày 14/05/2021

Trong nhiều gia đình, thú cưng là người bạn quan trọng và rất được cưng chiều. Tuy nhiên nếu gia đình bạn có trẻ nhỏ, bạn có nên nuôi thú cưng? Khi nuôi thú cưng, các phụ huynh cần chú ý những gì? 

Dưới đây là những lưu ý quan trọng trước khi gia đình bạn nhận một chú thú cưng về nuôi. 

Xem thêm: Bí quyết cùng con trưởng thành trong thời đại 4.0

Có nên cho trẻ nuôi thú cưng?

Câu trả lời cho câu hỏi trên chắc chắn là có. Thú cưng không phải là loài vật gây hại, hơn nữa việc nuôi thú cưng trong nhà còn giúp ích rất nhiều cho sự phát triển thể chất lẫn tâm hồn của trẻ. Bởi vậy, không có lý do gì mà ba mẹ không nuôi một chú thú cưng trong nhà.

có nên nuôi thú cưng

Thú cưng giúp trẻ sống có trách nhiệm hơn

Khi có một người bạn bé nhỏ trong nhà, trẻ sẽ ý thức về trách nhiệm cần phải quan tâm và chăm sóc chúng, từ đó hình thành nên sự nhạy bén trong việc đồng cảm, lắng nghe những người xung quanh mình. Bên cạnh đó khi nuôi một con chó hoặc mèo, bé sẽ học được cách nuôi dưỡng, hình thành trách nhiệm với con vật đó.

có nên nuôi thú cưng

Thú cưng giúp tăng khả năng vận động, sự tự tin cho trẻ

Nếu gia đình bạn nuôi một chú mèo, sự vận động chơi đùa có thể sẽ ít bắt gặp. Thế nhưng khi bạn sở hữu một chú chó, những đứa trẻ sẽ có nhiều trò chơi hơn. Đặc biệt nhất, những vận động cùng thú cưng với sự làm chủ của các bé ở ngoài trời cùng những động tác chạy nhảy, vui đùa sẽ giúp bé khỏe mạnh hơn, dạn dĩ hơn.

Thú cưng giúp trẻ vui vẻ, giảm căng thẳng mỗi ngày

Việc âu yếm một chú cún hay vuốt ve lên bộ lông mềm mượt của chú mèo sẽ giúp cho các em quên đi những bực bội, căng thẳng. Bố mẹ cũng có thể dạy con cách tâm sự, nói chuyện với những người bạn này để giải tỏa những áp lực, những chuyện không vui. Từ đó, trẻ sẽ bớt đi căng thẳng, vui vẻ hơn và không còn buồn bực.

có nên nuôi thú cưng

Những điều ba mẹ cần lưu ý khi nuôi thú cưng trong nhà

Kiểm tra tình trạng dị ứng của các em nhỏ: Hầu hết các em nhỏ đều có thể tiếp xúc với những loại thú cưng phổ biến như chó, mèo. Tuy nhiên, sẽ có một vài trường hợp các em dị ứng với những loài vật này, có thể là lông, mùi hay thậm chí là hình dáng. Vì vậy trước khi nuôi, cha mẹ cần chắc chắn trong gia đình, đặc biệt là các em nhỏ không ai bị dị ứng với thú cưng.

Kiểm soát và đề phòng các loại bệnh thường gặp: Thú cưng thường có nhiều mầm bệnh mà không phải ai cũng nắm rõ. Đặc biệt, các mầm bệnh như giun móc, rận, bọ chét, bọ ve, bệnh thủy đậu… rất dễ lây nhiễm sang người. Vì thế, trước và trong quá trình nuôi thú cưng, các phụ huynh cần thực hiện một số biện pháp phòng ngừa bệnh sau:

  • Xổ giun cho mèo định kỳ, mỗi lần cách nhau từ 2 đến 6 tháng; xổ giun cho chó 3 tháng một lần với thuốc hydatid;
    Tắm cho thú cưng thường xuyên bằng sữa tắm, xà phòng chuyên dụng có khả năng diệt trừ ký sinh trùng như bọ chét, rận, bọ ve;
  • Cho thú cưng ăn đồ ăn đã được nấu chín, không nên cho thú ăn đồ sống vì có thể khiến bản tính của chúng trở nên hung hăng hơn;
  • Không thả rông chó lang thang trên đường phố, khi dắt chó đi dạo cần đeo xích chắc chắn và đeo rọ mõm cho chó bất kể là chó lớn hay chó nhỏ;
  • Luôn rửa sạch tay bằng xà phòng diệt khuẩn sau khi chơi đùa hoặc sờ chạm vào thú cưng;
  • Bát ăn uống của thú cưng cần được rửa sạch sẽ thường xuyên sau mỗi bữa ăn và được sắp xếp ở một vị trí riêng biệt;
    Chuồng của thú cưng cần được làm sạch, diệt ký sinh trùng hằng tuần;
  • Sắp xếp thú cưng ở xa phòng ngủ của trẻ;
  • Tuyệt đối không cho thú cưng liếm lên mặt trẻ, đặc biệt là trẻ sơ sinh;
  • Xử lý khi thú cưng bị ốm, bệnh: Trong trường hợp thú cưng bị ốm, bệnh hay có bất kỳ biểu hiện gì bất thường, cha mẹ nên đưa thú cưng tới các bác sĩ thú y để kịp thời phát hiện và điều trị. Tuyệt đối không để thú cưng có biểu hiện ốm, bệnh… tới gần hoặc tiếp xúc với trẻ nhỏ.

có nên nuôi thú cưng

Ngoài ra để đảm bảo an toàn, cha mẹ không nên để cho trẻ chơi một mình với thú cưng; không nuôi các loài thú cưng có kích thước quá lớn; rửa tay bằng xà phòng thật kỹ sau khi tiếp xúc hoặc chơi đùa với thú cưng…

Detrang Farm tổng hợp