Năm 2021, đứng trước nhiều cơ hội để bứt phá, thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn được nhiều chuyên gia cảnh báo sự khó khăn trong việc đầu tư. Vậy nhà đầu tư cần chú ý gì khi thị trường bước vào chu kỳ mới?
Cuối phiên giao dịch 25/12, VN-Index tăng 16,9 điểm (1,58%) lên 1.084,42 điểm, HNX-Index tăng 2,57% lên 192,46 điểm, UPCoM-Index giảm 0,18% xuống 72,94 điểm. Sắc xanh bao phủ thị trường với 339 mã giảm giá trên sàn HOSE, áp đảo so với 120 mã giảm giá. Cổ phiếu nhóm chứng khoán, khu công nghiệp đồng loạt tăng mạnh.
VN-Index tăng 16,9 điểm (1,58%) lên 1.084,42 điểm cuối phiên giao dịch 25/12
Nhiều nhà quản lý quỹ đầu tư cuối năm sẽ có xu hướng bán đi cổ phiếu đang lỗ để giảm tối đa lợi nhuận, giảm thuế phải nộp, đầu năm sẽ mua lại. Điều này sẽ giúp thị trường bổ sung được dòng tiền, việc giao dịch trở nên sôi nổi hơn, huy động vốn thuận lợi hơn.
Với mặt bằng lãi suất thấp trên toàn cầu năm 2021, đây chính là cơ hội để các quỹ đầu tư huy động vốn, với hy vọng nền kinh tế sẽ tiếp tục bước vào chu kỳ tăng trưởng mới. Đồng thời, sự bùng nổ nhanh chóng của lượng tài khoản chứng khoán mới sẽ thúc đẩy sự mở rộng quy mô thị trường, giúp thanh khoản của thị trường chứng khoán tăng cao kỷ lục.
Thị trường chứng khoán những ngày cuối tháng 1/2021 vẫn có nhiều biến động. Ngày 26/1/2021 vừa qua, VN-Index giảm 38,35 điểm (3,29%) xuống 1.127,7 điểm, HNX-Index giảm 2,56% xuống 225,9 điểm, UPCoM-Index giảm 2,13% xuống 75,77 điểm. Phiên giao dịch sáng ngày 29/1, thị trường chứng khoán bùng nổ và có lúc VN-Index tăng hơn 50 điểm, thậm chí so với thời điểm thấp nhất phiên, VN-Index có lúc tăng gần 80 điểm.
VN-Index giảm 38,35 điểm (3,29%) xuống 1.127,7 điểm ngày 26/1
Theo đánh giá của các chuyên gia, Việt Nam là một trong số ít thị trường có mức độ phục hồi nhanh dưới ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Đầu tháng 12/2020, TTCK Việt Nam chính thức trở thành thị trường có tỷ trọng lớn nhất trong các thị trường cận biệt theo hệ thống phân loại của MSCI.
Năm 2021, trước nguy cơ tác động của đại dịch Covid-19, thị trường chứng khoán có thể vẫn sẽ có những diễn biến phức tạp, phụ thuộc vào các yếu tố chính như thời điểm vắc-xin phòng Covid-19 đối với nền kinh tế thế giới và kinh tế Việt Nam vẫn còn dai dẳng, nhà đầu tư phải luôn thận trọng.
>> Đâu là xu hướng đầu tư chứng khoán sẽ lên ngôi trong năm 2021?
Theo ước tính của Bloomberg, năm 2021 Việt Nam vẫn nằm trong nhóm các thị trường có hiệu suất sinh lợi tốt nhất, với dự phóng ROE tăng lên mức 15,7%, cao nhất từ năm 2014. Tuy nhiên, thị trường tăng nhanh sẽ kích thích việc sử dụng margin của nhà đầu tư cá nhân, làm rủi ro thị trường tăng cao.
Vừa qua, tại MBS’s Talk 19 với chủ đề "Triển vọng nâng hạng thị trường 2021 – Việt Nam bứt tốc", ông Lã Giang Trung – Tổng giám đốc Passion Investment đánh giá năm 2021 vĩ mô sẽ tiếp tục duy trì tốt nhưng việc đầu tư sẽ khó khăn hơn năm nay và việc lựa chọn cổ phiếu sẽ không quá dễ như giai đoạn trước. Bởi vậy, nhà đầu tư cân nhắc và chọn lọc kỹ càng khi một số cổ phiếu đã tăng nóng trong thời gian qua.
-
Khai mạc Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 47
-
Ngọc Sơn: “Ronaldo, Messi cũng không khỏe bằng tôi”
-
TS Vũ Thu Hương: `SGK lớp 2 dạy gia đình có ông bà là thừa`
-
Bác sĩ hướng dẫn những điều cần biết về hậu Covid-19 ở trẻ em
-
Silo chứa nguyên liệu: Ưu điểm và phân loại silo phổ biến
-
Những dấu hiệu cho biết bạn đang hẹn hò thành công
-
Kết thúc vụ vải thiều, Bắc Giang thu về gần 6.000 tỷ đồng
-
Chiêm ngưỡng `thiên đường nghỉ dưỡng mới` ở Phú Quốc
-
Những sai lầm của quý ông khiến `tinh binh` suy yếu
-
10 doanh nghiệp lớn nhất thế giới năm 2012