Nếu như dự thảo trên được thông qua tại kỳ họp tới thì đây được coi là Quốc hội đã trả món nợ dai dẳng suốt 11 năm, qua ba nhiệm kỳ Quốc hội với cử tri của mình.
Xin được nhớ lại, cách đây 11 năm, ngày 25/12/2001, tại Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa X đã ban hành Luật Tổ chức Quốc hội. Trong đó, Điều 12 qui định: “Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm đối với những người giữ các chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn...”
Ngày 7/1/2002, Chủ tịch Nước Trẩn Đức Lương đã ký Lệnh công bố Luật này.
Thế nhưng từ thời điểm đó đến nay, sau rất nhiều lần bàn thảo, Điều 12 của Luật Tổ chức Quốc hội vẫn chưa đi vào cuộc sống. Nói gì thì nói, một chủ trương, một chính sách hay một điều luật sau ngần ấy thời gian mà không đi vào cuộc sống không thể nói là một thành công.
Có lẽ chính vì vậy tại cuộc gặp gỡ giữa Đoàn đại biểu Quốc hội TP Đà Nẵng và Đoàn đại biểu Quốc hội TP HCM, bà Nguyễn Thị Hoài Thu, Nguyên Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội đã nhấn mạnh: “Đó là món nợ với dân suốt 11 năm qua chưa trả. Quốc hội trải qua nhiều nhiệm kỳ nhưng vẫn còn nợ lại thì nay phải dứt khoát trả nợ với dân”. Cũng tại cuộc gặp gỡ trên, ông Huỳnh Năm, nguyên Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng cũng cho rằng đáng lẽ việc lấy phiếu, bỏ phiếu tín nhiệm phải thực hiện từ lâu. “Giờ mới lấy ý kiến góp ý về việc này thì tôi thấy hơi muộn, nhưng dù sao muộn còn hơn không” - ông Năm nói.
Vì vậy mình tin rằng tại Kỳ hợp Quốc hội lần này, Điều 12 của một Luật do chính Quốc hội ban hành sẽ được thông qua bởi không thể thêm một lần nữa, Quốc hội lại lỗi hẹn với dân.
{fcomment}
-
Tỷ phú rắn miền sơn cước
-
Ăn khổ qua xào với cóc, bé 4 tuổi tử vong
-
Dân tố bị công an phường còng tay, đánh đập
-
Khai trương đại lý thứ 9 của Subaru tại Việt Nam
-
Vũ Xuân Tiến cho đi chiếc áo tỷ đồng
-
Stoke – MU: Mong manh số phận Van Gaal
-
Doanh nghiệp ngoại thâu tóm logistics
-
Đừng bỏ qua những suất học bổng du học hấp dẫn tại Mỹ kỳ mùa xuân 2021
-
Ngành điện ‘dồn gánh nặng lên người dân’
-
Cách chọn mua và sử dụng tủ lạnh tiết kiệm điện