Trong bối cảnh Việt Nam hội nhập sâu với kinh tế thế giới qua các hiệp định thương mại tự do thì việc nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm là vấn đề trọng yếu của doanh nghiệp.
>> Xem thêm: bánh đánh sọc, bánh mài xước
Phát biểu tại Hội thảo “Hệ thống và công cụ quản lý nâng cao năng suất chất lượng - Nền tảng cho doanh nghiệp tham gia vào ngành Công nghiệp Phụ trợ và hội nhập quốc tế” (diễn ra vào ngày 15/9/2017), ông Nguyễn Nam Hải - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (Bộ KHCN) cho rằng doanh nghiệp muốn tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu thì cần phải có thực lực công nghệ để tạo ra được các sản phẩm hàng hóa đáp ứng các chỉ tiêu, đồng thời cần phải quản lý tốt công nghệ để giải được bài toán lợi nhuận.
Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Nam Hải phát biểu tại hội thảo
Trong giai đoạn tới, các hoạt động của phong trào năng suất, chất lượng sẽ tiếp tục hướng vào các mục tiêu cụ thể gồm tập trung vào những ngành kinh tế mũi nhọn, lợi thế cao và tác dụng lan tỏa tới các ngành khác thông qua các chương trình hỗ trợ, chương trình ứng dụng các công cụ cải tiến liên tục, chương trình hỗ trợ về phát triển KHCN. Đặc biệt, Bộ KHCN sẽ tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng văn hóa cải tiến năng suất và ý thức công nghiệp; xây dựng, đào tạo và phát triển chuyên gia chuyên sâu trong lĩnh vực năng suất; đẩy mạnh các khóa đào tạo, nâng cao năng suất lao động, nâng cao trình độ văn hóa nhận thức về pháp luật cho người lao động. Nhà nước cũng sẽ tập trung tăng cường khích lệ doanh nghiệp đầu tư cho KHCN, là yếu tố quan trọng để nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm. Bên cạnh đó, ông Nguyễn Nam Hải cũng chia sẻ dưới áp lực của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 thì doanh nghiệp cũng phải giải bài toán năng suất chất lượng, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam hội nhập sâu với kinh tế thế giới qua các hiệp định thương mại tự do thì việc nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm là vấn đề trọng yếu của doanh nghiệp. Muốn vậy, các doanh nghiệp phải có các kiến thức sâu về năng suất và chất lượng.
Bên cạnh đó, các chính sách cũng tập trung thúc đẩy phát triển các doanh nghiệp nhỏ tiềm năng tăng trưởng về quy mô thông qua các giải pháp tạo môi trường kinh doanh thông thoáng, giúp các doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận vốn phát triển kinh doanh. Đặc biệt, sẽ hỗ trợ thông tin, kiến thức để các doanh nghiệp có thể xây dựng được các định hướng phát triển dài hạn. Riêng đối với các doanh nghiệp ngành công nghiệp của Việt Nam, giải pháp chung được đưa ra là tạo môi trường cho doanh nghiệp phát triển về quy mô; khuyến khích phát triển khoa học và công nghệ; phát triển nguồn nhân lực cung ứng cho thị trường; ứng dụng hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn quốc tế và công cụ cải tiến năng suất chất lượng tiên tiến, hiện đại.
(Theo Maydanhbongrung.com.vn)
-
Bất động sản Tây Hà Nội: Giải mã sức hút nhà đầu tư
-
Nhân viên giao pizza mắc COVID-19 ở Hà Nội tiên lượng nặng
-
Khám phá căn hộ cho thuê gần Hồ Tây và những trải nghiệm tuyệt vời xung quanh
-
Vụ vỡ nợ gây chấn động ngành địa ốc Trung Quốc
-
Cô gái xin nghỉ việc `vì mùa đông quá lạnh`
-
Kiều Trinh Xíu hóa quý cô trưởng thành, tiết lộ cơ duyên 'về một nhà' với Kaity Nguyễn
-
`Ghế nóng` Tổng Giám đốc PVN đã có chủ
-
Chuỗi bán lẻ xăng dầu tại Yên Bái sử dụng phần mềm hoá đơn điện tử ACMan
-
Trình diễn pháo hoa Đà Nẵng: Bí ẩn `Bản giao hưởng sắc màu`
-
Quận Ba Đình đề nghị bảo tồn bức phù điêu tại tòa nhà Pháp cổ đang bị phá dỡ