Năm 2017: Bất động sản cao cấp vẫn là xu thế

ngày 17/11/2016

"Trong 10 đến 15 năm tới thị trường bất động sản Việt Nam vẫn tiếp tục tăng trưởng tốt như hiện nay hoặc hơn thế".

Năm 2017: Bất động sản cao cấp vẫn là xu thế - 1

Các đối tác, chủ đầu tư bất động sản trong nước và quốc tế tham dự hội nghị

Đó là khẳng định của ông Marc Townsend, Tổng Giám đốc CBRE Việt Nam đưa ra tạiHội nghị Bất động sản 2016 với chủ đề “Xây dựng tương lai” diễn ra tại Tp. Hồ Chí Minh ngày 15/11.

Hội nghị thu hút sự quan tâm của 350 đại biểu trong và ngoài nước là các nhà phát triển, xây dựng và những người quan tâm đến cơ hội đầu tư vào thị trường bất động sản.

Ổn định nhờ... nhu cầu thực

Theo nhận định của các chuyên gia bất động sản (BĐS) tại Hội nghị, với việc kinh tế vĩ mô của Việt Nam đang từng bước ổn định, Chính phủ chú trọng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho các đô thị lớn và lãi suất ngân hàng đang ở mức thấp nhất trong nhiều năm, dòng tiền sẽ tiếp tục được đổ vào bất động sản. Thời gian qua Thị trường liên tục chứng kiến những thay đổi tích cực về chất lượng và sự đa đạng của sản phẩm trong các phân khúc BĐS khác nhau.

Chỉ trong một buổi sáng, Hội nghị Bất động sản 2016 đã khắc họa được bức tranh toàn cảnh thị trường bất động sản trong mối tương quan với bức tranh tổng thể của nền kinh tế Việt Nam.

Như tại phiên thảo luận “Sự chuyển động của dòng vốn” trong khuôn khổ Hội nghị, các diễn giả đã tập trung phân tích về dòng vốn đang đổ vào thị trường bất động sản từ đâu và tác động của các dòng vốn này tới thị trường như thế nào... Những phân tích về Cơ hội và rủi ro trên thị trường bất động sản hiện nay và những diễn biến đáng chú ý trên thị trường này cũng thu hút được sự quan tâm tại Hội nghị.

Năm 2017: Bất động sản cao cấp vẫn là xu thế - 2

Phó Chủ tịch HĐQT Trần Thị Quỳnh Ngọc (phải) và Chánh Văn Phòng HĐQT Tập đoàn Nam Cường chia sẻ với báo chí về nhận định thị trường BĐS

Đại diện tập đoàn Nam Cường, Tập đoàn Bất động sản tiêu biểu phía Bắc đang có xu hướng "đổ bộ" vào thị trường BĐS phía Nam, Bà Trần Thị Quỳnh Ngọc cho rằng thị trường đang rất sôi động nhờ sự khác biệt mang yếu tố vùng miền. Nếu như ở phía Bắc khách hàng mua nhà để đầu cơ, cho thuê hoặc làm của để dành thì ở thị trường phía Nam nhu cầu thực vẫn cao hơn và các nhà đầu tư đang hướng tới nhóm khách hàng này.

Trong khi đó, ông Nguyễn Trần Nam, Nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng, Chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam lại tỏ ra lo lắng khi cho rằng: "Nói gì thì nói, thị trường BĐS Việt Nam trong thời gian tới sẽ có sự suy giảm rõ rệt! Trong đó, cơ cấu sản phẩm BĐS đang có xu hướng lệch pha rất rõ, nhiều nhà đầu tư vẫn chạy theo phân khúc cao cấp trong khi phân khúc nhà ở tầm trung có nhu cầu mua thật lại không có rỗ hàng tương ứng".

Phân khúc cao cấp lên ngôi vì "chân - thiên - mỹ"

Ông Lê Anh Tuấn, Giám đốc Nghiên cứu Công ty quản lý quỹ Dragon Capital nhận định, trong những năm tới phân khúc nhà ở cao cấp sẽ rất dồi dào.

Đồng quan điểm với ông Tuấn, ông Neil MacGregor, Giám đốc điều hành Savills Việt Nam, khẳng định rằng sức mua trên thị trường BĐS Việt Nam hiện nay trong một quý cũng đã bằng của Singapore cả năm, do vậy sẽ không có hiện tượng "bong bóng" BĐS trong thời gian tới. Ông cho rằng nếu sức mua rơi dưới 15% mới đáng quan ngại và lập tức phải có những cảnh báo cho toàn thị trường.

Ông Neil cũng lý giải, người tiêu dùng đang tăng nhiều so với những chu kỳ trước và chu kỳ tới sẽ tiếp tục tăng cao, nhất là tại TP.HCM trong khi Hà Nội mang tính đầu cơ hơn. Việc sở hữu cho người nước ngoài đang tạo nên sự khác biệt trên thị trường, đặc biệt là phân khúc cao cấp. Bởi khi họ đầu tư bằng tiền mặt thường hưởng tỷ suất sinh lợi 7-8% tại thị trường Việt Nam, trong khi ở nước họ chỉ 1-2%. Tuy nhiên theo quan sát thì thị trường đang xuất hiện xu hướng ngày càng có nhiều nhà đầu tư rót vốn vào nhà ở phân khúc trung cấp.

Ở góc nhìn của một nhà phát triển dự án, đại diện tập đoàn Nam Cường cho cho rằng, nếu nói phân khúc bất động sản dư thừa thì chỉ là... thống kê. Nhu cầu thực và mục tiêu của con người khi chất lượng cuộc sống được nâng cao là hướng tới các giá trị “chân, thiện, mỹ”. Vì thế mà Tập đoàn này đang đặt chân vào thị trường BĐS phía Nam bằng dự án Nam Cường - Phú Quốc. Tiếp đến, tập đoàn này kiên định đi theo phân khúc cao cấp, bất động sản thương mại du lịch nghỉ dưỡng cấp theo một ngách riêng trên cơ sở là sản phẩm, dự án, công trình bền vững, xanh an lành, thân thiện với môi trường.

Chủ tịch Hiệp hội BĐS Nguyễn Trần Nam, Phó Chủ tịch Nam Cường Trần Thị Quỳnh Ngọc, TGĐ Forbes Việt Nam Đường Thu Hương, Chủ tịch Contecons Nguyễn Bá Dương(tính từ người thứ 2 bên phải sang) tại hội nghị

"Chúng tôi không chọn đối thủ để cạnh tranh mà cạnh tranh với chính mình để tìm hướng đi riêng. Bất động sản cao cấp không được định vị bằng giá bán mà phải luôn hướng tới sản phẩm bền vững gắn với giá trị sử dụng, giá trị sống cho người ở làm sao cho xứng đáng với giá trị mà người mua bỏ ra. Chúng tôi hướng tới thị trường mà ở đó đối tượng có nhu cầu thật nên không quan ngại lắm các thống kê của thị trường", bà Trần Thị Quỳnh Ngọc - Phó Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Nam Cường chia sẻ.

Nhìn chung tại hội nghị, trong bối cảnh thị trường hiện nay, nhiều chuyên gia nhận định tương lai bất động sản tại Việt Nam sẽ hình thành nên một thị trường mua bán - sáp nhập (M&A) để giữ quỹ đất đầy sôi động với sự xuất hiện của nhiều dòng vốn mới.

Nguồn 24h