Chương trình dạy học “không đồ chơi” ra đời dựa trên ý tưởng thói quen hành vi hình thành từ thơ ấu. Phương pháp này dạy trẻ tự học cách vượt qua sự buồn chán, thất vọng… vì bỗng không còn những thứ yêu thích hàng ngày – qua đó, tạo lập khả năng phòng chống nghiện ma tuý khi trưởng thành.
Khuyến khích chơi “không đồ chơi”
Tại một trung tâm trông trẻ ở Berlin, trẻ được “cách li” với mọi loại đồ chơi: Xe ô tô, những con thú bằng nhựa xinh xắn, xếp hình Lego, cả vật liệu tô vẽ. Trẻ ngồi trong một lớp học trống rỗng và nhà vào 2 giáo viên.
“Con nên làm gì bây giờ?” – một cậu bé 5 tuổi, hỏi. Cậu không nhận được câu trả lời cho câu hỏi này bởi cậu bé phải tự tìm trả lời cho câu hỏi đó.
Trung tâm trông trẻ mà cậu bé theo học đang thực hiện dự án trường mẫu giáo không đồ chơi. Trong nhiều tuần, đồ chơi sẽ biến mất và giáo viên sẽ không hướng dẫn trẻ chơi gì. Nghe có vẻ khắc nghiệt nhưng dự án này có một mục tiêu sư phạm quan trọng: Cải thiện kĩ năng sống của trẻ nhằm tăng đế kháng với hành vi nghiện ngập trong tương lai.
“Không có bất kì đồ chơi nào, trẻ có thời gian để phát triển ý tưởng riêng của chúng” – theo Elisabeth Seifert, Giám đốc quản lí Aktion Jugendschutz, một dự án phi lợi nhuận vì trẻ em có trụ sở tại Munich – “Bọn trẻ chơi cùng nhau nhiều hơn, vì vậy có thể phát triển năng lực tâm lí tốt hơn”.
Theo Seifert, năng lực tâm lí này bao gồm hiểu biết và yêu quý bản thân, đồng cảm với người khác, tư duy sáng tạo và có năng lực giải quyết vấn đề cũng như vượt qua sai lầm. Và trẻ càng được học sớm những kĩ năng như vậy càng tốt – theo Aktion Jugendschutz.
Mô hình được quan tâm
Mẫu giáo không đồ chơi không phải là một ý tưởng mới tại Đức. Nó được phát triển từ một nhóm nghiên cứu bang Bavaria về nghiện ma tuý từ những năm 1980. Nhóm này gồm những người làm việc trực tiếp với người trưởng thành nghiện ma tuý và đưa ra kết luận rằng hành vi được hình thành từ thói quen có gốc rễ từ thời thơ ấu. Để ngăn ngừa mầm mống tiềm tàng của chứng nghiện, các nhà nghiên cứu cuối cùng quyết định lập một dự án cho các trường mẫu giáo (ở Đức nhận trẻ từ 3 - 6 tuổi) loại bỏ thứ mà trẻ thường sử dụng - đồ chơi - để chúng tự vượt qua được cảm giác tiêu cực.
Một trường mẫu giáo tại thành phố Penzberg, bang Bavaria, là trường đầu tiên thử nghiệm thời gian “không đồ chơi” năm 1992. Aktion Jugendschutz công bố thông tin về dự án ngay sau đó và dự án được nhanh chóng nhân rộng. Hiện tại, dự án “không đồ chơi” có ở hàng trăm trường mẫu giáo tại Đức, Thụy Sĩ và Áo. Nhiều nước khác cũng quan tâm tìm hiểu, kể cả từ Trung Quốc xa xôi.
Tuy nhiên, dự án này không được quan tâm nhiều tại Mỹ. Vào những năm 1990, trong khi mô hình “không đồ chơi” có sự quan tâm lớn tại Đức thì chương trình ngăn ngừa lạm dụng ma tuý tại Mỹ vẫn chủ đạo với thông điệp “chỉ nói không” lần đầu tiên được Nancy Reagan đưa ra năm 1986. Một trong những chương trình phổ biến nhất là “Giáo dục chống lạm dụng ma tuý” – hay D.A.R.E – trong đó đưa cảnh sát vào trường học dạy học sinh về mối nguy hiểm của ma tuý. Mặc dù được hỗ trợ và thực hiện trên diện rộng, D.A.R.E đã không có tác động nào đáng kể đến việc sử dụng ma tuý.
Nguồn GDTĐ
-
Miền Tây tăng tốc làm hàng đặc sản Tết
-
Mercedes-Benz S-Class - Từ quá khứ đến hiện tại
-
Tư thế ngủ nào tốt nhất cho sức khỏe?
-
Cách xử lý bavia nhanh chóng bằng máy đánh bóng rung
-
Đại gia Việt làm gì trước khi giàu có?
-
Quốc hội thông qua cơ cấu Chính phủ nhiệm kỳ mới gồm 18 bộ và 4 cơ quan ngang bộ
-
Lựa chọn tuyệt vời cho sức khỏe - Trà đông trùng hạ thảo túi lọc
-
Sofa văn phòng cao cấp
-
Kế hoạch sang Trung Quốc của Bale bị 'phá sản'
-
Nhân viên văn phòng nghỉ việc, khởi nghiệp để có thu nhập cao gấp 5 lần