Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, TS. Cao Sỹ Kiêm, nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho rằng, nếu giảm trần lãi suất so với hiện nay, thì nguồn tiền nhàn sẽ khó vào ngân hàng.
“Lãi suất phải cao hơn hoặc bằng so với lạm phát, bởi nếu thấp hơn thì sẽ khó thu hút người dân gửi tiết kiệm”, TS. Kiêm nói và cho rằng, chính sách của Nhà nước là không nên làm thiệt cho dân, do đó, khó có thể giảm thêm trần lãi suất so với mặt bằng hiện nay.
Thực tế hiện nay cho thấy, thanh khoản dôi dư, thậm chí ngân hàng thừa vốn trước bối cảnh tín dụng khó tăng, nhưng phải duy trì lãi suất huy động ở mức hợp lý.
Với xu hướng lạm phát hiện nay, theo TS. Trần Du Lịch, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia, khả năng lãi suất huy động khó giảm thêm so với trần 6% hiện nay. Lý do là, nếu thấp hơn mức này thì khó hút tiền nhàn rỗi, nên cho vay ngân hàng cũng sẽ phải cân nhắc và áp mức lãi suất tùy vào sức khỏe doanh nghiệp.
Ông Nguyễn Phước Thanh, Phó thống đốc NHNN cũng cho rằng, với mức lạm phát kỳ vọng 5 - 6% trong năm nay, thì lãi suất huy động ở mức trần hiện tại là phù hợp. Vì vậy, trần lãi suất huy động rất khó giảm thêm.
Lãi suất huy động không còn dư địa để giảm thêm, song NHNN cũng chưa thể bỏ trần lãi suất, mà tiếp tục duy trì để ổn định mặt bằng lãi suất. Phó thống đốc Thanh cho rằng, cũng không cần thiết phải bỏ trần đối với lãi suất huy động, bởi một khi áp trần, thì các ngân hàng thương mại không thể phá vỡ được ngưỡng trần đối với kỳ hạn tiền gửi 1 - 5 tháng, còn nếu bỏ trần thì phải tăng cường thanh tra, vì cạnh tranh huy động hiện nay vẫn còn khá gay gắt đối với ngân hàng nhỏ, nên khó tránh chạy đua lãi suất.
Thế nhưng, theo đánh giá của các chuyên gia tài chính - ngân hàng, so với trước đây, lãi suất tiết kiệm đã giảm nhiều, nhưng nguồn tiền tiết kiệm vẫn chưa chuyển hướng. Sở dĩ nguồn tiền nhàn rỗi không chảy mạnh vào vàng và USD khi lãi suất giảm là do tỷ giá ổn định và thị trường vàng được kiểm soát. NHNN đã tuyên bố tỷ giá sẽ không tăng quá 2% trong năm nay, đồng thời lãi suất tiết kiệm ngoại tệ hiện chỉ còn 0,5 - 1%/năm, nên tình trạng tích trữ USD giảm hẳn.
Đối với vàng, thời gian qua, vàng trượt giá không nhiều, người mua vàng cũng không được lợi nhiều, thậm chí còn thua lỗ. Đồng thời, mua vàng hiện nay, người dân không biết gửi vào đâu, vì ngân hàng thương mại không còn được huy động vàng.
Đối với bất động sản, tâm lý người mua hiện nay vẫn còn kỳ vọng giá sẽ giảm thêm. Do đó, những người có nhu cầu về nhà ở vẫn chưa vội mua, cộng với thu nhập không tăng trong bối cảnh kinh tế khó khăn hiện nay, nên nhu cầu chưa tăng. Ngược lại, với ngân hàng, cho dù nguồn vốn huy động đang dôi dư, song không thể ồ ạt cho vay, mà đòi hỏi kiểm soát chặt hơn chất lượng tín dụng để hạn chế nợ xấu gia tăng.
Vì thế, lãi suất tiết kiệm vẫn được đánh giá là kênh lựa chọn an toàn và sinh lãi cao trong tình hình hiện nay. Tuy nhiên, ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó giám đốc NHNN Chi nhánh TP.HCM cho rằng, nếu trần lãi suất giảm tiếp so với hiện nay, thì khó có thể loại trừ khả năng tiền nhàn rỗi chuyển hướng.
baodautu.vn
{fcomment}
-
Hà Nội T&T - Coi chừng sẩy chân lúc bứt tốc
-
Thực phẩm 'đứng đầu bảng' gây ung thư, nhiều người Việt 'nghiện' ăn hàng ngày
-
Đối thủ `người tình Mỹ Tâm` khiến đại gia Việt thèm muốn
-
Tiêu mỡ, giảm cân với món salad đậu đũa
-
PCI và lựa chọn “hai con đường” của Hòa Bình
-
Đổi tiền rách nát tại ngân hàng không mất phí
-
Bộ Tài chính nói gì về việc điều hành xăng dầu "tiền hậu bất nhất"
-
Quán bar: Thuốc lắc, bồ đà và ẩu đả
-
Nho không hạt, ngọt lịm giá 25.000 đồng tràn lan ở Hà Nội
-
Thang Duy mang thai con đầu lòng