“Chính sách bảo hiểm thất nghiệp, bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động, hỗ trợ người lao động học nghề, tìm việc làm mới phù hợp, sớm đưa họ trở lại làm việc”, báo cáo thẩm tra nêu rõ.
Chiều nay 5/6, Quốc hội đã nghe Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội Trương Thị Mai trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật việc làm.
Dự án luật việc làm có 7 chương với 61 điều.
Báo cáo thẩm tra cũng thống nhất phạm vi điều chỉnh của dự án Luật và đối tượng áp dụng là công dân Việt Nam trong nước từ đủ 15 tuổi trở lên, đang có việc làm hoặc chưa có việc làm nhưng có khả năng lao động và có nhu cầu làm việc; Người lao động, cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân có sử dụng lao động.
Dự án luật việc làm mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Ảnh. minh họa.
Bên cạnh đó, báo cáo thẩm tra cũng thống nhất với việc quy định các nhóm chính sách về: Tín dụng tạo việc làm; hỗ trợ chuyển dịch việc làm cho lao động nông thôn, hỗ trợ đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, hỗ trợ tạo việc làm cho thanh niên, chính sách việc làm công và hỗ trợ phát triển thị trường lao động.
Báo cáo thẩm tra cơ bản thống nhất với Tờ trình của Chính phủ. Vấn đề đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quy định trong Luật việc làm sẽ hợp lý hơn vì đây là hoạt động hỗ trợ cho người lao động thuộc phạm vi thị trường lao động; khác với việc đánh giá, cấp chứng chỉ sơ cấp nghề, bằng tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng nghề cho người học nghề trong các cơ sở đào tạo. Tuy nhiên, dự thảo Luật cần quy định cụ thể về quy trình, thủ tục đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề.
Về tổ chức dịch vụ việc làm, Ủy ban tán thành sự tham gia của Nhà nước trong việc tổ chức dịch vụ việc làm cho người lao động, với mục tiêu tư vấn, hướng nghiệp, giới thiệu việc làm và kết nối cung - cầu lao động, hướng đến đối tượng ưu tiên là nhóm lao động yếu thế trong xã hội, đồng thời có sự tham gia của các thành phần kinh tế, các tổ chức… trong việc cung cấp các dịch vụ việc làm.
Tuy nhiên, dự thảo Luật cần quy định điều kiện cụ thể để cấp phép đối với doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm và nghiên cứu để cho phép doanh nghiệp này tham gia thực hiện một số chính sách bảo hiểm thất nghiệp như dạy nghề, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng nghề cho người lao động, cũng như tham gia thực hiện một số chương trình, dự án về việc làm để vừa quản lý chặt chẽ, vừa khuyến khích sự tham gia nhiều hơn của các doanh nghiệp này.
Dự án luật cũng quy định rõ về chính sách bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) là chính sách bảo hiểm ngắn hạn, được quy định trong Luật bảo hiểm xã hội, thực hiện từ ngày 01/01/2009 nhằm góp phần bảo đảm an sinh xã hội, bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động, đồng thời hỗ trợ người lao động học nghề, tìm việc làm mới phù hợp, sớm đưa họ trở lại làm việc.
Trên cơ sở tạo sự kết nối tốt hơn giữa chính sách việc làm và chính sách bảo hiểm thất nghiệp là chính sách ngắn hạn, các quy định về bảo hiểm thất nghiệp trong Luật bảo hiểm xã hội được chuyển về dự án Luật việc làm. Ủy ban cho rằng, sắp xếp theo hướng này hợp lý hơn. Trong tương lai, Luật bảo hiểm xã hội chỉ nên tập trung vào chính sách bảo hiểm hưu trí là chính sách an sinh xã hội dài hạn.
Báo cáo thẩm tra cho rằng, việc mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp là cần thiết nhằm đạt mục tiêu về an sinh xã hội vì hiện nay có khoảng 67% lực lượng lao động không có quan hệ lao động, do vậy, cần có những biện pháp để thu hút số lao động thuộc nhóm này tham gia loại hình bảo hiểm thất nghiệp nhằm tăng tính bền vững cho việc làm của họ trong điều kiện thị trường lao động đang phát triển.
Tuy nhiên, kinh nghiệm các nước cho thấy, việc mở rộng và quản lý các đối tượng này tham gia bảo hiểm thất nghiệp là khá phức tạp và quỹ bảo hiểm thất nghiệp dễ bị lạm dụng do những khó khăn trong việc xác định tình trạng thất nghiệp, công tác thu - chi, khả năng quản lý đối tượng hạn chế nên rất ít quốc gia thực hiện.
Do đó, dự thảo Luật chỉ nên mở rộng phạm vi áp dụng đối với nhóm lao động có hợp đồng lao động
theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng; đối với nhóm lao động còn lại do chưa có kinh nghiệm, dự thảo Luật nên quy định nguyên tắc, giao cho Chính phủ trong từng giai đoạn quy định điều kiện để tổ chức thực hiện phù hợp với khả năng quản lý và trình độ phát triển kinh tế xã hội.
Bên cạnh đó, cần có đánh giá tác động tài chính đối với mục tiêu cân bằng quỹ bảo hiểm xã hội do việc bổ sung chế độ hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề đối với người lao động trong thời gian đang đóng bảo hiểm thất nghiệp.
Qua 4 năm triển khai chính sách bảo hiểm thất nghiệp, việc tổ chức thực hiện chế độ hỗ trợ học nghề đạt kết quả thấp (chiếm khoảng 1% tổng số lao động thất nghiệp), vì vậy, để đảm bảo tính khả thi cần đánh giá khả năng đáp ứng cũng như điều kiện để tổ chức thực hiện của chính sách này.
Xuân Hải
{fcomment}
-
Dân mất tích trong lũ dữ: Tuyệt vọng ngóng người thân
-
Nhiều khách hàng mua nhà bị bỏ rơi
-
Trao giấy chứng nhận hoàn thành cách ly cho 219 công dân về từ Malaysia
-
Nhiều ngân hàng đồng loạt giảm lãi suất cho vay tới 2,5%/năm
-
Cảng Gò Dầu chuẩn bị khánh thành bến tàu 30.000 DWT
-
Sợ Ronaldo ra đi, Real tranh sao Serie A với Barca
-
Vốn vay đang quay lại với bất động sản
-
Ông Nguyễn Bá Thanh: Cuối năm sẽ xét xử vụ bầu Kiên
-
Đá nhân tạo cao cấp - Sản phẩm ưu việt cho ngôi nhà hiện đại
-
Lionel Messi lập hat-trick kiến tạo, Barca thắng nhọc Real Betis