Hàng loạt đại gia thủy sản gần đây lâm vào cảnh cùng quẫn, người trốn biệt xứ, kẻ tù đày bắt bớ và nhiều cán bộ tín dụng cũng bị "sờ gáy" vì vi phạm các quy định cho vay, để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.
Khi đại gia lần lượt xộ khám
Tháng 11/2014, Cơ quan CSĐT Bộ Công an khởi tố, bắt giữ cả loạt giám đốc các công ty, nhà máy thủy sản đông lạnh tại Cà Mau để xử lý hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. Các doanh nhân này bị cáo buộc sử dụng chứng từ khống để vay vốn Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB). Kéo theo đó, không ít cán bộ ngân hàng VDB khu vực Minh Hải cũng xộ khám theo.
Trước đó, đại gia nổi đình đám là Lâm Ngọc Khuân của Thủy sản Phương Nam cũng trốn biệt xứ, để lại khoản nợ 1.679 tỷ đồng và 27 cán bộ ngân hàng bị truy tố. Rồi đại gia Diệu Hiền của Thủy sản Bình An cũng lao đao một thời gian dài.
Công thức chung của các đại gia này đều là ngập rồi chìm hẳn trong nợ nần, đặc biệt là các khoản nợ ngân hàng, nợ nông dân.
Một nhóm các đại gia thủy sản Cà Mau vừa bị xử lý là điển hình cho việc mua bán, sang nhượng các nhà máy thủy sản, vay nợ rồi mất nghiệp. Họ tiếp cận đồng vốn quá dễ dàng, dễ đến bất thường khi mà doanh nghiệp ngừng hoạt động đến mấy năm vẫn được thẩm định, cho vay hàng trăm tỷ đồng.
Đây là những ông bà chủ thường xuất phát từ vài vụ cá tại đìa, phất lên, mua nhà máy, xây kho lạnh thông qua việc vay vốn hàng trăm tỷ.
Tuy nhiên, trước những biến đổi của thời cuộc, thuế má, cạnh tranh khốc liệt thì đã bị "knock out" khỏi thị trường do quản trị kém. Chưa kể, dư luận còn râm ran chuyện đằng sau đó là những mối quan hệ mờ ám, những tiêu cực mà các cơ quan bảo vệ pháp luật đang làm sáng tỏ.
Nhóm còn lại thì lộ ra sự yếu kém trong quản trị tài chính doanh nghiệp. Họ xây nhà máy mới, xây xưởng đông lạnh... rất hoành tráng, nhưng tiền thu mua nguyên liệu thì không trả nổi.
Chẳng hạn, thời điểm khó khăn, căng thẳng nhất của Thủy sản Bình An là nợ tiền cá của nông dân, hệ quả là không có nguồn nguyên liệu để sản xuất, trong khi công ty lại vừa đưa vào hoạt động một nhà máy sản xuất collagen lên đến hàng triệu USD.
"Một số doanh nghiệp sử dụng tiền khá tùy tiện, dùng vốn ngắn hạn để đầu tư dài hạn, dẫn đến mất cân đối. Lúc đầu còn xoay sở được, sau càng ngày càng lún sâu. Đến khi có sự cố, hay chỉ đơn giản là ngân hàng siết chặt, giảm quy mô dư nợ là doanh nghiệp lao đao, mất thanh khoản ngay" - một chuyên gia tài chính nhận xét.
Vị này cũng cảnh báo hiện tượng không ít doanh nghiệp thủy sản, thậm chí là cả doanh nghiệp lớn, đang mất cân đối tài chính, tiềm ẩn rủi ro.
Đại gia Lâm Ngọc Khuân thì vay tiền với mục đích sản xuất thủy sản, song lại ném vào bất động sản, xây biệt thự hoành tráng. Đến khi cần tiền tái đầu tư sản xuất thì túi đã cạn. Đây là bài học đau đớn cho các doanh nghiệp thủy sản khác.
Hơn nữa, khó khăn hiện nay của các doanh nghiệp thủy sản, đặc biệt với nuôi trồng chế biến cá tra, còn có lý do từ các yếu tố vĩ mô. Đó là thiếu quy hoạch chung, phát triển quá ồ ạt dẫn đến thừa nguyên liệu, trong khi cầu thế giới giảm. Thuế chống bán phá giá phi lý của Hoa Kỳ cũng gây thiệt hại lớn với DN.
Bài học "đắng" cho cán bộ tín dụng
Mỗi vụ xử lý, cơ quan bảo vệ pháp luật đều "sờ gáy" các cán bộ tín dụng. Họ đều bị xử lý về hành vi vi phạm các quy định cho vay, để xảy ra hậu quả nghiêm trọng. Cáo buộc chung vẫn là thiếu thẩm định tài sản đảm bảo, đến khi xảy ra sự cố thì phải trả giá.
Bài học nhãn tiền với các nhà băng vẫn là khâu quản lý khách hàng. Đặc thù khi cho vay thủy sản là phải nhận tài sản đảm bảo. Đó là hàng tồn kho, thậm chí, hàng tồn kho luân chuyển rất nhiều.
Những kho hàng đông lạnh hàng chục tỷ, hàng trăm tỷ, không hiểu cán bộ tín dụng quản lý ra sao, kiểm đếm kho hàng thế nào mà đến khi xảy ra sự cố, xử lý trách nhiệm thì gần như 100% cán bộ tín dụng bị khởi tố, bắt giam.
Trong khi, cán bộ tín dụng lại có những áp lực nhất định về chỉ tiêu, về doanh số, về dư nợ quản lý quá lớn... có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên.
Do vậy, thời gian tới, rất cần một định chế rạch ròi hơn để cán bộ tín dụng không run sợ khi tiếp tục cho vay.
Xin được nói thêm, việc cho vay đã gian nan, đặc biệt, khi phát sinh sự cố, mà công cuộc tái cơ cấu còn gian nan hơn rất nhiều. "Lằn ranh giữa anh hùng và tội đồ trong tín dụng rất mong manh. Tôi cho vay anh để tái cơ cấu, anh phát triển thì tôi là anh hùng, nhiều người khen ngợi.
Nhưng ngược lại, anh chết, tôi cũng là tội đồ" - giám đốc chi nhánh một ngân hàng thương mại ví von. Đây là bài học cảnh tỉnh để ngân hàng thiết lập cơ chế xử lý nghiêm các hành vi cố ý sai trái, nhưng cũng cần có hành lang bảo vệ nhất định cho cán bộ của mình.
Ngoài ra, qua những sự việc trên cũng cho thấy, vấn đề cạnh tranh của các ngân hàng đang tiềm ẩn những nguy cơ nhất định.
Đại gia Thủy sản Phương Nam là khách VIP của quá nhiều ngân hàng, ngân hàng nào cũng cấp hạn mức, cấp đến kịch khung, cấp mà không tính đến phần ngân hàng khác tài trợ, tài sản đảm bảo thì nhận trùng. Đến khi có dấu hiệu, các ngân hàng lại thường đồng loạt ngừng giải ngân. Doanh nghiệp nhiều khi oan gia vì như vậy.
Song, hậu quả lớn nhất để lại là sự thua thiệt rơi vào những người nông dân - vốn vất vả, gian truân để nuôi con cá, con tôm nhưng lại nợ nần đầm đìa, đứng trước nguy cơ phá sản.
Tháng 11/2014, Cơ quan CSĐT Bộ Công an khởi tố, bắt giữ cả loạt giám đốc các công ty, nhà máy thủy sản đông lạnh tại Cà Mau để xử lý hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. Các doanh nhân này bị cáo buộc sử dụng chứng từ khống để vay vốn Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB). Kéo theo đó, không ít cán bộ ngân hàng VDB khu vực Minh Hải cũng xộ khám theo.
Trước đó, đại gia nổi đình đám là Lâm Ngọc Khuân của Thủy sản Phương Nam cũng trốn biệt xứ, để lại khoản nợ 1.679 tỷ đồng và 27 cán bộ ngân hàng bị truy tố. Rồi đại gia Diệu Hiền của Thủy sản Bình An cũng lao đao một thời gian dài.
Công thức chung của các đại gia này đều là ngập rồi chìm hẳn trong nợ nần, đặc biệt là các khoản nợ ngân hàng, nợ nông dân.
Một nhóm các đại gia thủy sản Cà Mau vừa bị xử lý là điển hình cho việc mua bán, sang nhượng các nhà máy thủy sản, vay nợ rồi mất nghiệp. Họ tiếp cận đồng vốn quá dễ dàng, dễ đến bất thường khi mà doanh nghiệp ngừng hoạt động đến mấy năm vẫn được thẩm định, cho vay hàng trăm tỷ đồng.
Đây là những ông bà chủ thường xuất phát từ vài vụ cá tại đìa, phất lên, mua nhà máy, xây kho lạnh thông qua việc vay vốn hàng trăm tỷ.
Tuy nhiên, trước những biến đổi của thời cuộc, thuế má, cạnh tranh khốc liệt thì đã bị "knock out" khỏi thị trường do quản trị kém. Chưa kể, dư luận còn râm ran chuyện đằng sau đó là những mối quan hệ mờ ám, những tiêu cực mà các cơ quan bảo vệ pháp luật đang làm sáng tỏ.
Hàng loạt đại gia thủy sản gần đây lâm vào cảnh cùng quẫn, người trốn biệt xứ, kẻ tù đày bắt bớ |
Nhóm còn lại thì lộ ra sự yếu kém trong quản trị tài chính doanh nghiệp. Họ xây nhà máy mới, xây xưởng đông lạnh... rất hoành tráng, nhưng tiền thu mua nguyên liệu thì không trả nổi.
Chẳng hạn, thời điểm khó khăn, căng thẳng nhất của Thủy sản Bình An là nợ tiền cá của nông dân, hệ quả là không có nguồn nguyên liệu để sản xuất, trong khi công ty lại vừa đưa vào hoạt động một nhà máy sản xuất collagen lên đến hàng triệu USD.
"Một số doanh nghiệp sử dụng tiền khá tùy tiện, dùng vốn ngắn hạn để đầu tư dài hạn, dẫn đến mất cân đối. Lúc đầu còn xoay sở được, sau càng ngày càng lún sâu. Đến khi có sự cố, hay chỉ đơn giản là ngân hàng siết chặt, giảm quy mô dư nợ là doanh nghiệp lao đao, mất thanh khoản ngay" - một chuyên gia tài chính nhận xét.
Vị này cũng cảnh báo hiện tượng không ít doanh nghiệp thủy sản, thậm chí là cả doanh nghiệp lớn, đang mất cân đối tài chính, tiềm ẩn rủi ro.
Hơn nữa, khó khăn hiện nay của các doanh nghiệp thủy sản, đặc biệt với nuôi trồng chế biến cá tra, còn có lý do từ các yếu tố vĩ mô. Đó là thiếu quy hoạch chung, phát triển quá ồ ạt dẫn đến thừa nguyên liệu, trong khi cầu thế giới giảm. Thuế chống bán phá giá phi lý của Hoa Kỳ cũng gây thiệt hại lớn với DN.
Bài học "đắng" cho cán bộ tín dụng
Mỗi vụ xử lý, cơ quan bảo vệ pháp luật đều "sờ gáy" các cán bộ tín dụng. Họ đều bị xử lý về hành vi vi phạm các quy định cho vay, để xảy ra hậu quả nghiêm trọng. Cáo buộc chung vẫn là thiếu thẩm định tài sản đảm bảo, đến khi xảy ra sự cố thì phải trả giá.
Nhiều cán bộ tín dụng cũng bị "sờ gáy" vì vi phạm các quy định cho vay, để xảy ra hậu quả nghiêm trọng |
Bài học nhãn tiền với các nhà băng vẫn là khâu quản lý khách hàng. Đặc thù khi cho vay thủy sản là phải nhận tài sản đảm bảo. Đó là hàng tồn kho, thậm chí, hàng tồn kho luân chuyển rất nhiều.
Những kho hàng đông lạnh hàng chục tỷ, hàng trăm tỷ, không hiểu cán bộ tín dụng quản lý ra sao, kiểm đếm kho hàng thế nào mà đến khi xảy ra sự cố, xử lý trách nhiệm thì gần như 100% cán bộ tín dụng bị khởi tố, bắt giam.
Trong khi, cán bộ tín dụng lại có những áp lực nhất định về chỉ tiêu, về doanh số, về dư nợ quản lý quá lớn... có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên.
Do vậy, thời gian tới, rất cần một định chế rạch ròi hơn để cán bộ tín dụng không run sợ khi tiếp tục cho vay.
Xin được nói thêm, việc cho vay đã gian nan, đặc biệt, khi phát sinh sự cố, mà công cuộc tái cơ cấu còn gian nan hơn rất nhiều. "Lằn ranh giữa anh hùng và tội đồ trong tín dụng rất mong manh. Tôi cho vay anh để tái cơ cấu, anh phát triển thì tôi là anh hùng, nhiều người khen ngợi.
Nhưng ngược lại, anh chết, tôi cũng là tội đồ" - giám đốc chi nhánh một ngân hàng thương mại ví von. Đây là bài học cảnh tỉnh để ngân hàng thiết lập cơ chế xử lý nghiêm các hành vi cố ý sai trái, nhưng cũng cần có hành lang bảo vệ nhất định cho cán bộ của mình.
Ngoài ra, qua những sự việc trên cũng cho thấy, vấn đề cạnh tranh của các ngân hàng đang tiềm ẩn những nguy cơ nhất định.
Đại gia Thủy sản Phương Nam là khách VIP của quá nhiều ngân hàng, ngân hàng nào cũng cấp hạn mức, cấp đến kịch khung, cấp mà không tính đến phần ngân hàng khác tài trợ, tài sản đảm bảo thì nhận trùng. Đến khi có dấu hiệu, các ngân hàng lại thường đồng loạt ngừng giải ngân. Doanh nghiệp nhiều khi oan gia vì như vậy.
Song, hậu quả lớn nhất để lại là sự thua thiệt rơi vào những người nông dân - vốn vất vả, gian truân để nuôi con cá, con tôm nhưng lại nợ nần đầm đìa, đứng trước nguy cơ phá sản.
Nguồn VTC News
Tin nên đọc
-
Bồ Đào Nha-Ronaldo: Vô địch EURO với 7 trận hòa liên tiếp?
-
Giá gạch tuynel tại Hà Giang: Báo giá mới nhất cho chủ công trình xây dựng
-
Landwind E31 - Xe thể thao đa dụng "tạp chủng"
-
Kết nối trực tiếp não người với máy tính
-
Sử dụng dưỡng chất sâm Ngọc Linh mật ong như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất?
-
Lực lượng vũ trang Trung Quốc sắp được bỏ loại giày hôi chân
-
Lô điện thoại iPhone, Zenphone lậu bị bắt giữ trên xe khách
-
Nợ công Việt Nam cận kề ngưỡng rủi ro
-
Giá vàng hôm nay 22/7: Có nên chốt lời dù giá vàng tăng thẳng đứng?
-
Soi khối tài sản khủng của 10 anh em nhà bầu Đức