Theo báo cáo của Đoàn giám sát HĐND TP. Đà Nẵng về kết quả giám sát chuyên đề 'Tình hình hoạt động của các Ban quản lý dự án (BQLDA)', một số dự án đầu tư công của đơn vị này không chỉ chậm tiến độ, mà còn bị đội vốn lên đến con số hàng trăm tỷ đồng.
Dự án giao thông có vốn đầu tư công gần 1.100 tỷ ở Đà Nẵng. Ảnh: Nhuệ Lộc.
Theo báo cáo của Đoàn giám sát HĐND TP. Đà Nẵng về kết quả giám sát chuyên đề “Tình hình hoạt động của các Ban quản lý dự án (BQLDA)”, một số dự án đầu tư công của đơn vị này không chỉ chậm tiến độ mà còn bị đội vốn lên đến con số hàng trăm tỷ đồng.
Cụ thể, dự án tuyến đường Trục I tây bắc đoạn Hồ Tùng Mậu đến Quốc lộ 1A tăng thêm 273 tỷ đồng so với 376 tỷ đồng ban đầu; tuyến đường vành đai phía tây điều chỉnh lần 1 từ 85,6 tỷ đồng lên 244,5 tỷ đồng (tăng 158,8 tỷ đồng), điều chỉnh lần 2 lên 359 tỷ đồng, tiếp tục tăng 114,5 tỷ đồng.
Đặc biệt, có dự án tăng tổng mức đầu tư lên đến hơn 20 lần, đó là dự án đường vành đai phía tây 2 tăng 1.800 tỷ đồng so với 87 tỷ đồng dự kiến ban đầu.
Nguyên nhân được Đoàn giám sát HĐND TP. Đà Nẵng cho là BQLDA chỉ mới phối hợp bằng văn bản hành chính đến quận huyện, chưa thực hiện kiểm tra hiện trường và tham chiếu các dữ liệu có liên quan dẫn đến khái toán kinh phí đền bù thiếu chính xác, không sát với thực tế, phát sinh tăng nhiều lần trong quá trình thực hiện dự án, phải điều chỉnh tổng mức đầu tư dự án.
Bên cạnh đó, BQLDA chưa chủ động, kịp thời đề xuất các hạng mục đầu tư có liên quan đến dự án đang triển khai như việc đề xuất xây dựng các khu tái định cư phục vụ dự án.
Vì vậy, quá trình triển khai ảnh hưởng đến công tác giải tỏa đền bù và tái định cư, công tác tổ chức đánh giá, lựa chọn nhà thầu còn xảy ra tình trạng khiếu kiện, hủy thầu.
Ngoài ra, việc đánh giá lựa chọn nhà thầu chưa đảm bảo năng lực thực sự, dẫn đến chậm trễ trong thi công hoặc phải điều chuyển khối lượng sang đơn vị khác.
Điển hình, đường vành đai phía tây (nhà thầu CIENCO 1), đường ĐH 2 (nhà thầu Công ty CP xây dựng dịch vụ và thương mại 68), nút giao thông phía tây cầu Trần Thị Lý (nhà thầu CIENCO 4).
Tại một số dự án, nhà thầu bỏ giá quá thấp, sau khi trúng thầu lại không đủ năng lực tài chính để thi công, làm chậm trễ tiến độ.
Liên quan đến các dự án công, trước đó, thanh tra TP. Đà Nẵng đã có kết luận thanh tra số 967/KL-TTTP ngày 10/11/2021 việc thực hiện dự án Tuyến đường vành đai phía Tây đoạn từ Quốc lộ 14B đến đường Hồ Chí Minh (giai đoạn 1).
Qua kiểm tra cho thấy công tác giải phóng mặt bằng và bàn giao mặt bằng tại dự án Tuyến đường vành đai phía Tây đoạn từ Quốc lộ 14B đến đường Hồ Chí Minh (giai đoạn 1) có nhiều sai phạm.
Cụ thể, tại thời điểm lập dự án, tại thời điểm lập dự án, tư vấn chỉ xác định ảnh hưởng khoảng 117 hộ dân, trong đó có 95 hộ cần di dời, tái định cư, đồng thời có 5ha chuẩn bị để bố trí tái định cư nên tư vấn lập dự án không đề xuất xây dựng khu tái định cư.
Đồng thời, tư vấn cũng xác định các khu tái định cư ở xung quanh khu vực dự án với diện tích khoảng 5ha cũng đã chuẩn bị để bố trí cho các hộ dân bị ảnh hưởng bởi dự án.
Vì vậy, Tư vấn lập Dự án không đề xuất xây dựng khu tái định cư cho Dự án. Nhưng khi triển khai thực hiện, số hồ sơ đất ở cần phải thu hồi là 369 hồ sơ, số lô đất cần để bố trí tái định cư là 625 lỗ và quỹ đất để bố trí tái định cư xung quanh dự án không đáp ứng để bố trí tái định cư cho các hộ giải tỏa nên thành phố đã tiến hành các thủ tục để xây dựng các khu tái định cư.
Ngoài ra, theo thuyết minh BCNCKT xác định trong phạm vi giải phóng mặt bằng phục vụ Dự án có 128 mộ và phương án di dời mộ cũng không được đề cập nhưng khi triển khai thực hiện thì có 1.192 mộ cần phải di dời để thực hiện Dự án nên phát sinh nhiều khó khăn trong việc bố trí đất di dời mộ.
Qua đó cho thấy, phương án giải phóng mặt bằng và tái định cư khi lập Dự án chưa sát với thực tế dẫn đến khâu chuẩn bị các khu tái định cư, khâu chuẩn bị nghĩa trang để di dời mộ, công tác giải phóng mặt bằng bị động phải điều chỉnh. Từ đó, vấn đề này đã làm gián đoạn và kéo dài thời gian giải phóng mặt bằng đối với dự án. Đây là nguyên nhân trước hết, làm ảnh hưởng tiến độ giải phóng mặt bằng thực hiện dự án.
Ban Quản lý với vai trò là cơ quan lập và trình dự án đầu tư xây dựng nhưng đánh giá, kiểm tra phương án giải phóng mặt bằng và tái định cư của Tư vấn lập dự án chưa sát với yêu cầu thực tế; Sở Giao thông vận tải thẩm định chưa phù hợp với thực tế; Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu UBND thành phố phê duyệt dự án đầu tư xây dựng nhưng không thể hiện phương án giải phóng mặt bằng và tái định cư là không đảm bảo quy định.
Nguồn: https://vietnamfinance.vn/da-nang-du-an-duong-vanh-dai-phia-tay-2-doi-von-len-1800-ty-dong-20180504224262862.htm
-
Cỗ máy in tiền bí mật của tỷ phú Bill Gates
-
Cô gái 22 tuổi chỉ làm việc 3 ngày mỗi tuần, kiếm 32.000 USD/năm
-
Ẩm thực Vân Hồ - Quán bia hơi Hà Nội chỉ đến một lần là gây thương nhớ
-
Có gì đó `khác` khi xăng lại tiếp tục tăng giá
-
Vải đỏ đường Bắc Giang, nông dân bị ép giá
-
4 mỹ nhân quyền lực "lấn át" nửa kia của Vbiz
-
6 bí mật thu hút tiền bạc không phải ai cũng biết: 'Ki bo' sẽ chỉ khiến bạn nghèo thêm
-
Gái mại dâm long đong trong suy thoái
-
Có nên mua nhà dịp cận Tết Nguyên đán
-
Võ Thiếu Lâm chỉ đẹp chứ không thực chiến