Bệnh đậu mùa khỉ đang xuất hiện tại nhiều quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, giới chuyên gia cho rằng đậu mùa khỉ không có khả năng phát triển thành đại dịch.
Hiện nay đậu mùa khỉ đã xuất hiện ở 30 quốc gia trên thế giới, với hơn 550 ca mắc, nghi mắc được ghi nhận. Trong đó có hơn 100 ca nghi mắc xảy ra ở các nước vốn hiếm khi ghi nhận căn bệnh này. Tuy nhiên, các chuyên gia trong và ngoài nước đều cho rằng người dân nên bình tĩnh vì đậu mùa khỉ ít có khả năng bùng phát thành dịch như COVID-19.
Theo BS. Trương Hữu Khanh - nguyên Trưởng khoa Nhiễm, Thần kinh Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM), đậu mùa khỉ không phải bệnh hiếm và không phải là bệnh mới được phát hiện. Đậu mùa khỉ đã xuất hiện những đợt dịch cục bộ, rải rác ngoài vùng Châu Phi từ lâu nhưng cũng tự ổn định mà không cần can thiệp nhiều.
Virus gây bệnh đậu mùa khỉ cũng khó lây lan, chỉ lây qua tiếp xúc cơ thể, giọt dịch bắn... đặc biệt là chỉ khi các ca bệnh bắt đầu khởi phát triệu chứng mới có khả năng lây lan. Do đó tính lây lan của bệnh không thể như các loại virus có khả năng phát tán trong không khí. Vậy nên việc đậu mùa khỉ bùng phát thành dịch là rất thấp".
Các chuyên gia nhận định đậu mùa khỉ rất khó bùng phát thành dịch.
Cùng ý kiến, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục Trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cũng cho rằng, đậu mùa khỉ rất khó bùng phát thành đại dịch như COVID-19, nếu bùng phát thì cũng chỉ ở phạm vi hẹp, cấp quốc gia hoặc bé hơn theo từng vùng.
Các chuyên gia khuyên rằng, người dân không cần quá lo lắng và nên lắng nghe các thông tin, khuyến cáo chính thống từ Bộ Y tế để chủ động trong phòng và kiểm soát dịch bệnh.
Bệnh chỉ lây truyền từ người này sang người khác khi tiếp xúc gần với tổn thương, dịch cơ thể, giọt bắn và các bề mặt bị nhiễm virus như chăn, ga, gối, đệm... từ người bệnh.
Thời gian ủ bệnh của bệnh đậu mùa khỉ thường từ 6 đến 13 ngày nhưng cũng có thể từ 5 đến 21 ngày. Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC Hoa Kỳ), triệu chứng phát ban của bệnh đậu mùa khỉ liên quan đến mụn nước hoặc mụn mủ nằm sâu, chắc hoặc cứng, các tổn thương có thể lõm xuống hoặc tụ lại và tiến triển thành vảy theo thời gian.
Các triệu chứng biểu hiện thường bao gồm sốt, ớn lạnh, nổi các nốt mụn nước, phát ban đặc biệt là sưng hạch bạch huyết… Bệnh đậu mùa khỉ thường tự giới hạn nhưng có thể nghiêm trọng ở một số đối tượng như trẻ em, phụ nữ có thai hoặc những người bị suy giảm miễn dịch do các tình trạng sức khỏe khác.
BS. Trương Hữu Khanh cho rằng: "Theo các nghiên cứu cho thấy, vaccine phòng đậu mùa có khả năng chống lại virus gây bệnh đậu mùa khỉ tới 80%. Loại vaccine này đã có từ rất lâu và đa số người dân đều đã được tiêm chủng đầy đủ vậy nên người dân không cần quá lo lắng".
Cho tới hiện nay trên thế giới vẫn chưa có vaccine phòng đậu mùa khỉ. Các chuyên gia cũng cho rằng việc tiêm vaccine phòng đậu mùa khỉ thời điểm này là chưa thực sự cần thiết vì hiện nay bệnh chỉ mới xuất hiện ở một số nước Châu Phi và Châu Âu. Người dân không nên quá lo lắng nhưng cũng không được chủ quan trước bệnh đậu mùa khỉ.
Nguồn: https://suckhoedoisong.vn//chuyen-gia-ly-giai-tai-sao-benh-dau-mua-khi-kho-co-kha-nang-thanh-dai-dich-169220601214650147.htm
-
Thương hiệu Lexus sẽ chính thức có mặt tại Việt Nam
-
Sự im lặng đầy thách thức Bộ trưởng Kế hoạch - Đầu tư
-
Hội thảo quốc tế về tài chính tại Việt Nam
-
Vụ máy xét nghiệm sinh hóa: Nghi làm giả giấy tờ?
-
Tăng tuổi nghỉ hưu để tránh vỡ quỹ BHXH: Đâu mới là giải pháp tối ưu?
-
Apple sẽ phát hành iOS 14.5 và iPadOS 14.5 vào tuần tới
-
Phi công, tiếp viên Vietnam Airlines nhận lương bao nhiêu?
-
Thương mại điện tử tại Việt Nam còn nhiều thách thức
-
Những phát hiện
-
Này người thứ ba, đàn ông không bị thu hút bởi những điều mà em tưởng