Cách nhận biết trẻ bị tăng động, giảm chú ý

ngày 31/08/2022

Tăng động, giảm chú ý là một chứng rối loạn tâm lý khá phổ biến tại trẻ nhỏ. Vậy nhận biết trẻ bị tăng động giảm chú ý qua những dấu hiệu nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Tăng động, giảm chú ý ở trẻ

Tăng động, giảm chú ý (ADHD) là một rối loạn tâm lý khá phổ biến ở trẻ nhỏ và thường kéo dài đến khi trưởng thành. Trẻ bị tăng động, giảm chú ý có đặc trưng là tăng động quá mức, thiếu sự kiềm chế và khả năng tập trung kém.

Trẻ bị tăng động, giảm chú ý thường khó tập trung và tăng động quá mức.

Trẻ bị tăng động, giảm chú ý thường khó tập trung và tăng động quá mức.

Trẻ bị tăng động, giảm chú ý thường có lòng tự trọng thấp, thành tích học tập và các mối quan hệ xã hội đều kém. Rối loạn ADHD thường có triệu chứng giảm dần theo tuổi tác. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp chỉ giảm nhẹ các triệu chứng mà không thể khỏi hoàn toàn.

Những dấu hiệu nào cho thấy trẻ bị tăng động, giảm chú ý?

Trẻ bị tăng động, giảm chú ý có những biểu hiện đặc trưng là khả năng tập trung rất kém và hiếu động thái quá. ADHD xuất hiện ở nam nhiều hơn ở nữ và những biểu hiện cũng có thể khác nhau. Đa phần, các bé trai có xu hướng hiếu động hơn, còn các bé gái có xu hướng giảm chú ý, vô tâm hơn.

Tăng động, giảm chú ý ở trẻ có 3 dạng là: 

Giảm chú ý, vô tâm

Trẻ bị tăng động, giảm chú ý theo khuynh hướng vô tâm thường có biểu hiện đặc trưng như:

  • Khó duy trì sự chú ý lâu dài so với bạn cùng lứa.

  • Không có sự tỉ mỉ, cẩn thận, thường bỏ qua các chi tiết nhỏ nên dẫn đến thường xuyên mắc những lỗi bất cẩn.

  • Thường không làm việc theo chỉ dẫn và hay bỏ dở nhiệm vụ cần làm.

  • Thường xuyên làm mất, bỏ quên đồ vật như: dụng cụ học tập, đồ chơi…

  • Hay tránh né những hoạt động cần sự tập trung, nỗ lực tư duy như: làm bài tập, tổ chức hoạt động…

Hiếu động, bốc đồng

Trẻ bị tăng động, giảm chú ý có những biểu hiện hiếu động, bốc đồng.

Trẻ bị tăng động, giảm chú ý có những biểu hiện hiếu động, bốc đồng.

Những trẻ bị ADHD theo khuynh hướng hiếu động, bốc đồng có những biểu hiện đặc trưng như:

  • Không thể ngồi yên, hay bồn chồn, lo lắng, thường xuyên cử động tay chân, thường xuyên di chuyển.

  • Chạy nhảy, leo trèo trong các tình huống không phù hợp.

  • Khó khăn trong việc chơi hoặc tham gia các hoạt động cần sự yên tĩnh.

  • Nói quá nhiều và thường xuyên ngắt lời người khác.

  • Khó khăn trong việc chờ đợi đến lượt của mình.

Kết hợp cả vô tâm và hiếu động

Đây là trường hợp trẻ có những biểu hiện của cả 2 dạng trên mà không có dạng nào nổi trội hơn hẳn.

Trẻ nhỏ thường chỉ quan tâm đến những thứ chúng thích nên bình thường cũng xuất hiện tình trạng thiếu chú ý và hưng phấn. Vậy nên việc đánh giá trẻ có mắc phải rối loạn tăng động, giảm chú ý hay không cần được quan sát và chẩn đoán cẩn thận, rõ ràng. Khi trẻ bị tăng động, giảm chú ý, những biểu hiện trên phải xuất hiện trước 12 tuổi, kéo dài liên tục trên 6 tháng và xảy ra tại  địa điểm bất kỳ (không chỉ xảy ra ở một nơi cố định).

>>> Xem thêm: Các loại rối loạn tâm lý trẻ vị thành niên thường gặp

Nguyên nhân dẫn đến trẻ bị tăng động, giảm chú ý

Hiện nay, các tổ chức y tế và các nhà nghiên cứu vẫn chưa làm rõ nguyên nhân chính xác của tăng động, giảm chú ý ở trẻ. Tuy nhiên, vẫn có các yếu tố có thể liên quan gây phát triển bệnh như: 

  • Di truyền: bố mẹ, anh chị em ruột đã bị tăng động, giảm chú ý hoặc một rối loạn tâm thần khác.

  • Môi trường ô nhiễm, độc hại có nhiều chì (có nhiều trong sơn và đường ống ở các tòa nhà cũ) sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần ở trẻ.

  • Gặp các vấn đề về hệ thống thần kinh trung ương tại các thời điểm phát triển quan trọng.

Phương pháp điều trị tăng động, giảm chú ý ở trẻ

Tăng động, giảm chú ý ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và sinh hoạt của trẻ. Trẻ bị tăng động, giảm chú ý có nguy cơ gặp nhiều bệnh tâm lý khác hơn so với trẻ bình thường (ví dụ như: rối loạn thách thức chống đối, rối loạn sử dụng chất kích thích và chất gây nghiện, rối loạn lo âu…). Vậy nên, sau khi chẩn đoán kỹ càng, trẻ bị ADHD cần được điều trị kịp thời và cẩn thận.

Nên cho trẻ khám sớm cẩn thận và ký càng nếu có biểu hiện của tăng động, giảm chú ý.

Các phương pháp điều trị phổ biến của ADHD ở trẻ nhỏ là: 

  • Dùng thuốc

  • Tư vấn tâm lý, sức khỏe, giáo dục

  • Trị liệu tâm lý bằng các liệu pháp tập trung vào hành vi cư xử

Mỗi phương pháp đều có ưu điểm nhất định và giúp trẻ giảm các triệu chứng của bệnh ADHD nhưng thường không chữa khỏi bệnh. Các bậc phụ huynh cần kiên trì và tìm kiếm cho các bé một phương pháp điều trị phù hợp hoặc kết hợp các phương pháp với nhau theo sự chỉ dẫn của bác sĩ và chuyên gia tâm lý.

Trung tâm tâm lý DR.PSY được biết đến là đơn vị đầu tiên tại Việt Nam kết hợp được khám, chữa bệnh cùng tư vấn, trị liệu tâm lý theo một quy trình thống nhất và phù hợp. Đội ngũ nhân sự tại DR.PSY bao gồm các bác sĩ tâm thần và nhà tâm lý có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu và chăm sóc sức khỏe tinh thần trẻ nhỏ và thanh thiếu niên. Bên cạnh đó, DR.PSY cam kết về mức độ hài lòng của khách hàng với dịch vụ hỗ trợ 24/7 cùng hỗ trợ trước, trong và sau điều trị.

 

Để nhận tư vấn, trị liệu tâm lý và điều trị các rối loạn tâm thần tại DR.PSY, quý khách hàng vui lòng liên hệ theo thông tin sau đây:

DR.PSY - Chạm cảm xúc, Tạo tương lai

Add: A42 - TT18, Khu Đô thị Văn Quán, Phúc La, Hà Đông, HN.

Hotline: 0964.46.6680/0986.46.6680

App: DR.PSY

Fanpage: Dr.Psy - Trị Liệu Tâm Lý