Theo Tổ chức Y tế thế giới WHO, dịch cúm H7N9 bắt đầu xuất hiện tại Trung Quốc từ tháng 3/2013 và kéo dài cho đến hiện tại với 5 đợt dịch liên tiếp, đỉnh điểm là đợt dịch vào tháng 2 vừa qua với số lượng các trường hợp mắc mới là 50 - 60 ca trong một tuần.
Gần đây, dịch có xu hướng bùng phát mạnh hơn tại một số tỉnh ở phía Nam và Đông Nam của Trung Quốc. Từ tháng 3/2017, đã có thêm 3 địa phương thuộc khu vực Cam Túc, Tây Tạng và Thiểm Tây ghi nhận thêm các trường hợp bệnh mới.
Tổ chức Y tế thế giới đã thông báo về sự biến đổi từ độc lực thấp sang độc lực cao của chủng virus cúm A H5N9 trên gia cầm và trên người tại Trung Quốc. Tuy nhiên, chưa có bằng chứng nào về sự lây lan của virus cúm từ người sang người.
Kết luận trên dựa theo một nghiên cứu trên 41 mẫu gia cầm tại nhiều chợ gia cầm ở các tỉnh Quảng Tây, Quảng Đông, Phúc Kiến và Hà Nam (Trung Quốc).
Riêng đối với người, Tổ chức Y tế thế giới đã phát hiện ra gen virus độc lực cao tại 2 bệnh nhân mắc cúm A H7N9 tại Quảng Đông và một bệnh nhân ở Đài Loan, Trung Quốc.
Bác sĩ Nguyễn Thị Hồng Hiên, Chuyên gia Dịch tễ các bệnh lây nhiễm, Tổ chức Y tế thế giới ở Việt Nam cho biết: “Theo lý thuyết, sự thay đổi virus trên gia cầm từ độc lực thấp sang độc lực cao sẽ làm tăng khả năng lây truyền trên gia cầm từ 100 đến 1000 lần.
Tuy nhiên, có một điều khá đặc biệt là trong vụ dịch này, chúng tôi vẫn chưa phát hiện được vụ chết gia cầm hàng loạt nào".
Dịch cúm A H7N9 năm nay còn có nhiều sự bất thường so với các dịch cúm trước đó. Thông thường, mùa đông xuân sẽ là thời điểm thích hợp nhất để dịch cúm bùng phát và lây lan mạnh mẽ.
Tuy nhiên, vào thời điểm này, khi đã bước sang mùa hè, một số địa phương của Trung Quốc vẫn ghi nhận thêm các trường hợp mắc dịch mới.
Trước tình hình trên, Bộ Y tế Việt Nam nhận định, nguy cơ xâm nhập dịch cúm A H7N9 vào nước ta là điều hoàn toàn có thể xảy ra.
Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã có công điện yêu cầu tăng cường các biện pháp quản lý, ngăn chặn gia cầm nhập lậu từ biên giới, đồng thời khuyến cáo người dân tuyệt đối không nên ăn gia cầm, và các sản phẩm từ gia cầm bị ốm, chết, đặc biệt là gia cầm không rõ nguồn gốc; luôn có ý thức đảm bảo việc ăn chín, uống sôi và rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn.
Nguồn VTC News
-
Bé gái 4 tuổi bị đánh dã man: Hàng xóm từng quỳ gối xin tha
-
Vì sao đất nền giá rẻ `sốt` trở lại trong năm 2014?
-
Nhóm tuổi, nghề nghiệp dễ bị tác động của hậu Covid-19
-
Công an vào cuộc vụ máy xét nghiệm vỏ Đức ruột Trung Quốc
-
Man City chiêu dụ `Pep` bằng quyền lực và... Neymar
-
Giá vàng vẫn tiếp tục "leo thang"
-
Vận chuyển hàng đi Mỹ bằng đường biển: Liên hệ ngay Trường Thành Logistics
-
Tỷ phú `vạn đảo` làm xiêu lòng nhà giàu Việt
-
Chữa hóc xương bằng mẹo tâm lý của đồng bào dân tộc thiểu số
-
Vàng trượt dốc do giá dầu giảm và lợi suất trái phiếu Mỹ tăng