Tối 26/10, tại Hà Nội, Bộ Y tế đã tổ chức chương trình truyền hình trực tiếp “Khi sự sống được sẻ chia”. Tại chương trình này, "tư lệnh" ngành y tế cho biết, bản thân bà đã tham gia, đã đăng ký hiến mô, tạng sau khi chết hoặc chết não từ năm 2013.
"Gia đình cũng rất ủng hộ việc làm của tôi. Tôi nghĩ đây là một việc tốt, có thể giúp ích cho những người bệnh và cho khoa học, cho các đồng nghiệp của mình trong việc chữa bệnh cứu người.
Cái cảm giác trái tim của mình vẫn tiếp tục đập thình thịch trong lồng ngực của một ai đó và có người được nhìn thấy bầu trời bằng đôi mắt của mình sẽ là niềm hạnh phúc lớn lao nhất và là một cách để tôi tiếp tục sống nếu một mai không may qua đời" - Bộ trưởng Tiến chia sẻ.
Tại Chương trình này, Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết, số liệu thống kê tính đến hết ngày 30/9/2015, số lượng các ca ghép mô, tạng ở Việt Nam mới chỉ dừng lại ở các con số khiêm tốn: ghép thận (1.116 ca), ghép gan (48 ca), ghép tim (13 ca), ghép thận - tụy (1 ca), ghép giác mạc riêng BV Mắt Trung ương từ 2005 đến nay đã ghép được 1.401 ca.
Bộ trưởng Bộ Y tế ký vào đơn đăng ký hiến mô tạng.Ảnh chụp từ video
Trong khi đó, nhu cầu người chờ ghép lại ở mức rất cao. Cả nước có khoảng 6.000 người bị suy thận mạn tính cần được ghép. Riêng chỉ tính tại một số bệnh viện lớn ở Hà Nội đã có trên 1.500 người có chỉ định ghép gan và khoảng 300.000 người mù do các bệnh lý giác mạc, trong đó có trên 6.000 người đang chờ được ghép giác mạc, hàng trăm người chờ được ghép tim, phổi...
Mặc dù số người đăng ký hiến giác mạc cho đến nay đã tăng lên đến hơn 40.000 người, nhưng con số hiến thực tế vẫn rất thấp. Có thể thấy khó khăn trở ngại lớn nhất với ngành ghép mô, tạng của nước ta hiện nay không phải là vấn đề kỹ thuật mà là do thiếu nguồn mô, tạng để có thể thực hiện cấy ghép.
"Là thầy thuốc, chúng tôi hiểu rằng không có phép màu y học nào có thể giúp cho những bệnh nhân này có thể tiếp tục sống khỏe mạnh, làm việc và cống hiến nếu không có nguồn tạng cho từ những người hiến tặng. Rất nhiều bệnh nhân đã phải chết trong lúc chờ đợi nguồn tạng để được ghép", Bộ trưởng trăn trở.
Trước thực trạng trên, Bộ trưởng Bộ Y tế kêu gọi toàn thể ngành y tế, mọi cá nhân trong cả nước hưởng ứng và tham gia đăng ký hiến tặng mô, tạng sau khi chết, chết não để giúp cứu chữa tận cùng những bệnh nhân suy mô, tạng đang mỏi mòn chờ được trao tặng sự sống.
"Nhờ sự cho đi không vụ lợi một phần cơ thể mình của những người hiến tạng mà đã có hàng ngàn cuộc đời được tái sinh, được tiếp tục sống và cống hiến. Đặc biệt hơn, sự hiến tặng một hay nhiều bộ phận cơ thể có thể cứu sống nhiều người bệnh cùng một lúc.
Biến mất mát, đau thương của một gia đình thành niềm vui và hạnh phúc của nhiều gia đình khác, biến sự ra đi của một con người không phải là hành trình trở về cát bụi mà là hành trình hồi sinh sự sống. Những tấm lòng vàng, những người hiến tặng đó dù đang sống hay đã mất, đều đáng được xã hội trân trọng, biểu dương và tri ân", Bộ trưởng kêu gọi.
Nguồn 24h
-
Ai là `người không phổi` ở HAGL?
-
U22 Việt Nam lên đường sang Philippines săn HCV SEA Games 30
-
Nhà đầu tư Việt nháo nhào, hoảng loạn vì tiền ảo
-
Huyện ủy Châu Phú trao quyết định điều động, bổ nhiệm 5 cán bộ
-
Xe điện VNECAR D-G8: Lựa chọn đầu tư của nhiều chủ resort
-
Diễn viên Hồng Đăng đầu bù, tóc rối trong phim mới 'Thương ngày nắng về'
-
Biết gì về đại gia địa ốc Hano-Vid vừa trúng dự án 324 tỷ ở Hà Tĩnh?
-
Chê hầm đi bộ nghìn tỷ, dân Thủ đô vô tư `cắt mặt tử thần`
-
Nên học đầu tư chứng khoán ở đâu tốt nhất?
-
SUV động cơ tăng áp, giá rẻ 'giật mình'