7 “thủ phạm” gây nhiễm trùng kinh hãi

ngày 30/07/2014

Chỉ là những sinh vật siêu nhỏ bé nhưng dễ dàng gây ra những căn bệnh khiến con người kinh sợ. Và việc trang bị những kiến thức cơ bản về các tác nhân truyền nhiễm vô cùng nhỏ này là cách tốt nhất để vượt qua nỗi sợ hãi.

 

Vi rút

Vi rút

Vi rút là một tác nhân truyền nhiễm chỉ nhân lên được khi ở bên trong tế bào sống của một sinh vật khác. Nó có thể xâm nhiễm vào tất cả các dạng sinh vật. Một số loại vi rút gây viêm não và ung thư cổ họng.

Vi rút HPV gây u nhú ở người dẫn đến những bệnh ung thư nghiêm trọng ở cổ họng, lưỡi và amiđan. HPV là bệnh phổ biến lây qua đường tình. Một chủng được gọi là HPV-16 có thể gây bệnh ung thư miệng. CDC ước tính rằng khoảng 8.400 người được chẩn đoán mắc bệnh ung thư hầu họng do vi rút HPV mỗi năm ở Hoa Kỳ.

Prion

Prion

Prion được cho là thủ phạm gây ra bệnh bò điên. Bệnh có thể lây lan qua việc ăn thịt bị nhiễm bệnh.

Prion là một cấu trúc vi sinh vật kiểu mới có dạng các protein đột biến nhỏ hơn virut tới 100 lần và còn được cho là đáng sợ hơn cả bệnh AIDS. Tất cả các bệnh do prion gây ra đều không thể chữa được và gây tử vong.

Nấm

Nấm

Loại nhiễm trùng này, được gọi là mucormycosis rhinocerebral, do hít phải bào tử nấm mốc. Bệnh phổ biến ở những người có hệ miễn dịch kém, chẳng hạn như bệnh tiểu đường hoặc người được ghép nội tạng.

Căn bệnh này gây đau đớn trên khuôn mặt, mắt lồi và loét da, và cuối cùng khiến da chuyển sang màu tím đen. Nấm thường xâm nhập vào máu và não.

Ngay cả khi tất cả các mô bị nhiễm nấm được lấy ra và đã sử dụng thuốc kháng nấm, bệnh nhân vẫn có thể tử vong. Tuy nhiên, đây là một bệnh hiếm gặp.

 

Vi khuẩn

Vi khuẩn

Viêm màng não là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn có thể gây tử vong. Khi vi khuẩn xâm nhập vào não và lớp mô được gọi là màng não gây áp lực lên não vì hộp sọ không thể mở rộng, dần dần có thể đưa bệnh nhân vào tình trạng hôn mê.

Một số triệu chứng đặc trưng của bệnh là cứng cổ khiến người bệnh không thể chạm cằm vào ngực. Một triệu chứng khác là phát ban màu tím sẫm. Khi thấy triệu chứng này cần phải đưa bệnh nhân vào viện ngay lập tức.

Đôi khi, bệnh nhân xuất huyết trong tình trạng "khóc ra máu"-là khi các mạch máu nhỏ trong mắt bị vỡ. Thuốc kháng sinh có thể điều trị viêm màng não do vi khuẩn, nhưng chẩn đoán sớm vẫn là yếu tố rất quan trọng quyết định điều trị thành công hay không?

 

Ấu trùng

Ấu trùng

Nhiễm ấu trùng là một bệnh phổ biến ở vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới. Chúng thường đẻ trứng trong những vết thương và phân của động vật như cừu, bò và ngựa. Sau đó, chúng cũng sẽ lây nhiễm sang người nếu có cơ hội.

Ấu trùng xâm nhập qua vết nang lông hoặc qua da, rồi nhiễm vào máu và não để gây bệnh.

Mới đây, tại Hà Nội, các bác sĩ cũng vô cùng ngạc nhiên khi phát hiện không ít người mắc những thứ bệnh vì ăn uống không hợp vệ sinh này.

 

Ký sinh trùng

Ký sinh trùng

Bệnh mù lòa đường sông (onchocerciasis) được gây ra bởi một loại ký sinh trùng giun chỉ onchocerciasis. Bệnh có thể lây truyền từ người này sang người khác bởi một loại ruồi đen.

Triệu chứng thường gặp là bị ngứa da dữ dội, làm tổn thương giác mạc và dẫn đến mù lòa. Ấu trùng giun chỉ o­nchocerca volvulus ký sinh trên da người bệnh được loại ruồi đen chích máu gây nhiễm bệnh trong cơ thể của ruồi sau khoảng 20 ngày. Ruồi mang mầm bệnh chích đốt máu và truyền sang cho người khác để gây bệnh.

Mù lòa đường sông xảy ra chủ yếu ở châu Phi và châu Mỹ. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) ước tính hơn 17 triệu người trên thế giới bị nhiễm loại ký sinh trùng này. Mù lòa đường sông có thể được điều trị bằng một loại thuốc uống làm giảm mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng và giúp ngăn ngừa mù lòa.

 

Amip

Amip

Hầu hết các loại amip không có khả năng giết người. Đây là tin tốt vì rất khó để điều trị bệnh nhiễm trùng gây ra bởi những vi khuẩn nhỏ bé này. Amip là các dạng sự sống đơn bào có đặc trưng là hình dáng không theo quy luật nhất định

Thế giới đã có khoảng 200 trường hợp tử vong do nhiễm amip ăn não trong vòng 50 năm qua. Đây là những trường hợp rất hiếm nhiễm Naegleria fowleri, một loại amip nước ngọt. Hầu hết các trường hợp trên đều bị nhiễm trong mùa hè. Khi bơi bội, các em có nguy cơ làm nước xộc mạnh vào mũi. Sau đó, amip xâm nhập vào cơ thể, đi từ mũi lên não và cư trú, sinh sản một cách nhanh chóng.

Khoa học vẫn chưa thể chữa khỏi nhiễm trùng do amip ăn não nhưng Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ(CDC) vừa cung cấp một loại thuốc thử nghiệm, được gọi là miltefosine, có thể tiêu diệt amip trong phòng thí nghiệm. Vào năm 2013, một trường hợp hiếm gặp, bé gái 12 tuổi đã hồi phục hoàn toàn từ nhiễm trùng amip ăn não ngừơi khi các bác sĩ kết hợp điều trị với phương pháp hạ thân nhiệt bằng thuốc thử nghiệm miltefosine.

An Nhiên

Theo Livescience

{fcomment}