4 điều cần chú ý để trở thành người tiêu dùng thông minh

ngày 30/06/2015

GSTSKH. Nguyễn Thiện Phúc, Phó chủ tịch Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ Người tiêu dùng Việt Nam nói về 4 tiêu chí đối với doanh nghiệp và sản phẩm tin dùng, người dân có thể dựa vào đây để có được lựa chọn thông thái.

Thực phẩm chức năng giả: Mối lo cho sức khỏe

6 tháng đầu năm 2015, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã xử phạt gần 1,5 tỉ đồng đối với các hành vi vi phạm về quảng cáo thực phẩm chức năng, thu hồi 5 giấy xác nhận công bố sản phẩm, 6 giấy xác nhận nội dung quảng cáo.

Người dân giờ rất quan tâm tới chất lượng thực phẩm chức năng.
Trong đó, từ đầu năm 2015 đến nay, Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) cũng đã thu hồi 99 sản phẩm và thu hồi 188 số tiếp nhận phiếu công bố đã cấp. Một trong những lý do thu hồi giấy phép trên là sản phẩm của doanh nghiệp không như tiêu chuẩn công bố.

Trên thực tế, thời gian gần đây, hàng loạt vụ việc về sản phẩm chức năng giả đã bị phanh phui.

Vừa qua, Phòng CSĐT tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ Công an TP Hà Nội đã phát hiện kho hàng của Công ty VQTech (trụ sở ở khu đô thị Văn Quán, Hà Đông, Hà Nội) chứa thực phẩm chức năng nghi giả.

Cơ quan điều tra thu giữ khoảng 20 tấn thực phẩm chức năng kém chất lượng, có thành phần không đúng như doanh nghiệp công bố, chủ yếu là sản phẩm thực phẩm chức năng sữa ong chúa Costar, 100% Royal Jelly 1.450mg, Omega 3…

Ngày 24/6, công an TP.HCM đã triệt phá cơ sở làm giả thực phẩm chức năng. Thực phẩm chức năng được quảng cáo là thuốc giảm béo được Công ty Bảo Khang (đường Phan Văn Trị, phường 10, quận Gò Vấp) mua từ một người Trung Quốc thông qua mạng Internet rồi chuyển về TPHCM dán nhãn mác biến thành hàng hiệu của Mỹ bán ra thị trường với giá cao.

Hiện Cơ quan điều tra đang gửi các mẫu thực phẩm chức năng giảm béo đi giám định, bởi không loại trừ đây là hàng thực phẩm chức năng có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe người dùng.

Làm sao mua được thực phẩm chức năng tốt cho sức khỏe?


Một trong những tiêu chí để chọn dùng sản phẩm thông minh là người tiêu dùng nên căn cứ vào những giấy chứng nhận và những danh hiệu của đơn vị có uy tín trao.

Ngày 28/6, tại Hà Nội, Hiệp hội TC và BVNTD Việt Nam đã tổ chức lễ tôn vinh "Thương hiệu Việt Nam tin dùng năm 2015" nhằm hỗ trợ, tư vấn các doanh nghiệp nâng cao độ tin cậy với người tiêu dùng.

GSTSKH. Nguyễn Thiện Phúc – Phó chủ tịch Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ Người tiêu dùng Việt Nam (đầu tiên bên phải) trao danh hiệu Thương hiệu tin dùng 2015 cho đại diện CVI.
Theo GSTSKH. Nguyễn Thiện Phúc – Phó chủ tịch Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ Người tiêu dùng Việt Nam (TC và BNTD Việt Nam) thì danh hiệu này như một căn cứ để người tiêu dùng lựa chọn mua sản phẩm.

Bởi để có danh hiệu này, doanh nghiệp cần phải qua một ‘bộ lọc’ các tiêu chí. Bản thân GS Phúc khẳng định, hiệp hội đã chỉ đạo ban tổ chức là Báo Người tiêu dùng Việt Nam khi lựa chọn doanh nghiệp đạt danh hiệu cần dựa vào yếu tố tin cậy, chất lượng không phải chỉ là thi đua.

“Đối với lĩnh vực thực phẩm chức năng, chúng tôi yêu cầu doanh nghiệp cần quảng cáo chính xác, Hiệp hội đã làm việc với Bộ Y tế về việc này để đảm bảo chất lượng cho sản phẩm sau khi được chứng nhận”.

GSTSKH. Nguyễn Thiện Phúc chia sẻ: Để trở thành thương hiệu Việt Nam tin dùng, doanh nghiệp cần đạt được 4 tiêu chí: Hàng hóa phải có chất lượng, đảm bảo tiêu chuẩn; Sản phẩm không có tranh chấp về sở hữu trí tuệ, kiểu dáng hàng hóa, không có kiện tụng.

Doanh nghiệp phải tổ chức sản xuất cung cấp dịch vụ tốt, tôn trọng khách hàng, đảm bảo hậu mãi tốt. Ngoài ra, môi trường sản xuất không ảnh hưởng đến xã hội.

Bà Đặng Thị Kim Hiên, Tổng Biên tập Báo Người Tiêu Dùng cho biết: Chương trình nhằm cung cấp thông tin từ chính cơ quan ngôn luận của Tổ chức bảo vệ quyền lợi Người Tiêu Dùng về thương hiệu có sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ uy tín chất lượng.

Những thương hiệu này có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, giúp người tiêu dùng thuận tiện hơn trong việc tìm mua và ưu tiên dùng hàng Việt Nam.

“Chúng tôi tiến hành khảo sát các doanh nghiệp dựa trên bình chọn của người tiêu dùng. Với sản phẩm thực phẩm chức năng, để nhận danh hiệu “Thương hiệu Việt Nam tin dùng, cần được cấp phép của cơ quan nhà nước Việt Nam”, bà Hiên nói.

Ông Phan Văn Hiệu, Chủ tịch HĐQT công ty Dược mỹ phẩm CVI, đơn vị có sản phẩm nano curcumin với tên gọi CumarGold 2 lần giành danh hiệu “Chúng tôi rất vui và vinh dự khi nhận được giải thưởng này. Đây là sự ghi nhận quý báu của người tiêu dùng dành cho những cố gắng và tâm huyết của các nhà khoa học Việt Nam nói chung và công ty Dược mỹ phẩm CVI nói riêng.

Sự ra đời CumarGold đánh dấu bước phát triển vượt bậc của nền khoa học Việt Nam trong việc nâng tầm giá trị các thảo dược truyền thống, mang lại hy họng cho hàng triệu bệnh nhân ung thư, viêm loét dạ dày trên cả nước.

Chúng tôi rất xúc động khi lần thứ 2 liên tiếp, CumarGold được nhận Giải thưởng Top 10 Thương hiệu Việt Nam tin dùng vì đó chính là niềm tin của hàng triệu người dân dành cho CumarGold.

Trên thị trường hiện nay có không ít các sản phẩm được quảng cáo rầm rộ có chứa Nano Curcumin như CumarGold, nhưng tôi tin người tiêu dùng luôn đủ sáng suốt để lựa chọn được sản phẩm chất lượng tốt nhất".

PGS-TS Phạm Hữu Lý, Phó chủ tịch hội đồng khoa học, Viện Hàn lâm Khoa học – Công nghệ Việt Nam (Viện HLKHCNVN). Ông là người có nhiều năm nghiên cứu về công nghệ nano chia sẻ: Nano Curcumin do Viện HLKHCNVN sản xuất đã được nghiên cứu chặt chẽ, có hệ thống để đánh giá hoạt tính sinh học, tác dụng dược lý trong một thời gian dài và được các nhà khoa học công nhận.

Nano Curcumin của viện đã được khẳng định hiệu quả chống ung thư trên nhiều dòng tế bào ung thư, viêm loét dạ dày tại Trung tâm Ung thư thực nghiệm, Đại học Quốc gia Hà Nội. Ngoài ra khả năng hòa tan trong nước, thẩm thấu qua màng tế bào, sinh khả dụng của Nano Curcumin đã được Viện HLKHCNVN nghiên cứu bài bản và khó có cơ sở nào tại VN có thể nghiên cứu được như vậy.

Nguồn VTC News