15 dự án khám phá không gian đắt nhất mọi thời đại

ngày 26/11/2014

Khám phá không gian là một lĩnh vực tốn kém nhất mà con người từng đầu tư nhưng nó đem lại những lợi ích vô cùng quý giá.
 
1.Chương trình tàu con thoi NASA: 196 tỷ USD
không gian

Được thành lập vào năm 1972, chương trình tàu con thoi NASA gồm 135 tàu trong đó có 6 tàu con thoi hay “máy bay không gian tái sử dụng”. Hai trong số này là tàu Columbia và Challenger đã bị nổ khiến 14 phi hành gia thiệt mạng.
 
Chi phí ước tính vào thời điểm kết thúc dự án năm 2011 là 196 tỷ USD.
 
2. Trạm vũ trụ quốc tế: 160 tỷ USD
không gian

Trạm vụ trụ quốc tế là trung tâm nghiên cứu đắt tiền nhất từng được chế tạo và thiết lập ngoài không gian từ trước đến nay. Tính đến năm 2010, chi phí dành cho nó là 160 tỷ USD và con số này vẫn tiếp tục được tăng lên.
 
Từ năm 1985 đến năm 2015, NASA đã đóng góp khoảng 59 tỷ USD cho dự án. Nga đã đóng góp khoảng 12 tỷ USD, và Cơ quan Vũ trụ châu Âu và Nhật Bản mỗi bên đã đóng góp khoảng 5 tỷ USD.
 
3. Chương trình Dự án không gian Apollo: 25,4 tỷ USD
không gian
Dự án không gian Apollo được biết đến là dự án thăm dò vũ trụ nổi tiếng nhất trong lịch sử và cũng là dự án tốn kém nhất. Theo báo cáo của Quốc hội Hoa Kỳ năm 1973, chi phí cho dự án là 25,4 tỷ USD.

Theo hội nghị chuyên đề NASA tổ chức năm 2009, nếu điều chỉnh theo lạm phát năm 2005, chi phí cho Apollo là 170 tỷ USD.

4. Hệ thống định vị toàn cầu: 12 tỷ USD
không gian

Hệ thống định vị toàn cầu (GPS) gồm 24 vệ tinh cho phép xác định vị trí ở bất cứ đâu trên thế giới. Chi phí ban đầu để gửi các vệ tinh sử dụng cho GPS vào không gian khoảng 12 tỷ USD, nhưng chi phí vận hành đi kèm hàng năm khoảng 750 triệu USD.
 
Nhờ Sat Navs và Google Maps, hệ thống GPS được chứng minh là rất hữu ích cho các ứng dụng quân sự và nhu cầu tìm đường hàng ngày.
 

5. Dự án kính viễn vọng không gian James Webb: 8,8 tỷ USD
không gian

Dự án kính viễn vọng không gian James Webb được đặt theo tên của cựu giám đốc NASA James E. Webb. Dự án này được thiết lập từ năm 1996 và dự kiến sẽ ra mắt vào tháng 10 năm 2018.

Tính đến năm 2013, ước tính chi phí cho dự án này là 8,8 tỷ USD.
 
6. Hệ thống định vị Galileo với chi phí 6,3 tỷ USD
không gian

Hệ thống định vị vệ tinh Galileo là câu trả lời của Châu Âu với hệ thống GPS của Mỹ. Chi phí để thiết lập hệ thống này lên tới 6,3 tỷ USD. Hệ thống định vị vệ tinh Galileo hoạt động như một mạng lưới an toàn trong trường hợp GPS của Mỹ bị vô hiệu hóa.

Hệ thống này vẫn còn trong giai đoạn trứng nước, khoảng 30 vệ tinh của Galileo sẽ được sử dụng và vận hành vào năm 2019.
 
7. Hệ thống định vị GLONASS với chi phí ước tính: 4,7 tỷ USD
không gian

Cũng giống như Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu, Nga có một hệ thống định vị toàn cầu của riêng mình. Ước tính nước Nga đã chi 4,7 tỷ USD cho chương trình này giai đoạn từ 2001 – 2011 và 10 tỷ USD giai đoạn 2012 – 2020. Hiện tại, GLONASS bao gồm 24 vệ tinh nhưng không được sử dụng rộng rãi như GPS của Mỹ.
8. Trạm không gian Mir: 4,2 tỷ USD
không gian
Theo giám đốc Cơ quan vũ trụ Liên Bang Nga, ông Yuri Koptev, tính đến thời điểm năm 2001, chi phí ước tính của trạm Mir là 4,2 tỷ USD. Mir hoạt động như một phòng thí nghiệm nghiên cứu không trọng lực và nhiều thí nghiệm đã được tiến hành trên tàu vũ trụ.
 
Vật lý, sinh học, khí tượng học và thiên văn học là các lĩnh vực được nghiên cứu trên tàu vũ trụ Mir. Được hoạt động từ năm 1986, tuy nhiên đến năm 2001 nó đã kết thúc hành trình khi được cho là rơi xuống Thái Binh Dương.

Theo VTC News

{fcomment}