10 mẫu xe hấp dẫn nhất của dòng Triumph Bonneville huyền thoại

ngày 03/08/2019

Triumph Bonneville T120 (1959-1963) là thiết kế của Edward Turner, là phiên bản hiệu suất cao của Triumph Tiger T110 650 cc. Thay vì dùng cam đôi như Tiger, Bonneville T120 sử dụng cam đôi, kết quả là cỗ máy nhanh nhất từng được sản xuất tính đến thời điểm đó của Triumph ra đời, được cho là có thể đạt đến tốc độ tối đa 192 km/h. Mẫu xe được đặt theo tên của chiếc xe huyền thoại Bonneville Salt Flats được cầm lái bởi Johnny Allen, đạt tốc độ 344 km/h, kỷ lục thế giới vào năm 1956. Từ năm 1961, Triumph đặt số hiệu T120R cho những chiếc Bonneville chạy đường trường và T120C cho những mẫu scrambler với ống xả đặt cao.

Triumph Bonneville Thruxton T120R (1965) là nguồn cảm hứng cho những chiếc Thruxton được tái sinh ngày nay là một phiên bản giới hạn. Nó được lấy ý tưởng và tên gọi từ chiến thắng của Tony Godfrey và John Holder trên chiếc Thruxton 500 năm 1962. Chỉ có 52 chiếc được chế tạo một cách chính thức (không tính những chiếc xe được chuyển đổi kiểu dáng) với phần đầu xe và trục khuỷu trong động cơ được thiết kế lái, giúp chiếc xe có dáng café racer đặc trưng cùng sức mạnh lên đến 53 mã lực.

Triumph Bonneville T120TT (1966-1967), hay còn được gọi là “TT Special”, T120TT là mẫu Bonneville có nguyên mẫu là T120R, bỏ đi đèn chiếu sáng và biển số. Đây là chiếc xe có ống xả đặc trưng và được điều chỉnh để phù hợp với đường đua. TT Special là mẫu xe Evel Knievel đã sử dụng cho cú “bay” nổi tiếng của mình qua đài phun nước tại cung điện Caesar, Las Vegas và được ông mô tả là chiếc xe yêu thích nhất của mình.

Triumph Bonneville T120R (1970) là chiếc xe đặc biệt, bởi nó sử dụng loại khung “Oil in Frame”, không sử dụng bình chứa dầu riêng mà dùng khung xe làm bình chứa. Động cơ của T120 được dùng khá phổ biến trong các bản độ café racer, có thể kể đến những chiếc Trabsa (dùng khung xe BSA) hay Triton (khung Norton Featherbed).

Triumph Bonneville T140V là lời “đáp trả” của Triumph với những “thách thức” đến từ các hãng xe Nhật Bản. Công suất động cơ của T120 ban đầu là 650 cc, sau đó tăng lên 724 cc và đến thế hệ này là 744 cc, hộp số được nâng từ 4 lên 5 cấp, chữ “V” trong tên xe tượng trưng cho thay đổi này. T140V cũng được trang bị phanh đĩa trước, phanh sau vẫn là phanh tang trống và được trang bị phanh đĩa sau kể từ năm 1976.

Để kỷ niệm 25 ngày lên ngôi của Nữ hoàng Anh, Triumph đã cho ra mắt phiên bản Bonneville T140J “Silver Jubilee” (1977) đặc biệt với màu bạc-đỏ và màu trắng-xanh. Ban đầu có 1000 chiếc được chế tạo, khiến mẫu xe này trở thành “phiên bản giới hạn”. Hơn 400 chiếc dành cho thị trường quốc tế cũng được chế tạo. Vào năm 2012, một phiên bản Goldn Jubilee của Bonneville hiện tại với màu sắc tương tự mẫu T140J đã được sản xuất tại nhà máy của Triumph tại Hinckley.

T140D (1979-1980) là mẫu Bonneville được chăm chút về mặt ngoại hình, được Triumph sản xuất dựa trên T140E, chủ yếu nhắm vào thị trường Mỹ. T140D có mâm xe 7 chấu, hợp kim đúc, yên xe cao, dáng chopper. Đây là mẫu xe nguyên bản tạo cảm hứng sáng tạo ra mẫu Bonneville 800 vào năm 2011.

Sau khi nhà máy tại Meriden đóng cửa, nhà cung cấp phụ tùng của Triumph là Les Harris đã tiếp tục cộng tác cùng giám đốc điều hành mới của Triumph là John Bloor sản xuất một số lượng giới hạn mẫu T140 "Les Harris" (1983-1988). Lúc này xe được sản xuất tại Newton Abbot, có một số trang bị đặc trưng như bộ li hợp Magura, đĩa Paioli và phanh Brembo. Nhờ quá trình sản xuất liên tục này mà Triumph có thể tự hào tuyên bố họ là hãng sản xuất xe máy lâu đời nhất, bắt đầu từ năm 1902.

Chiếc Bonneville 800 có dung tích xy-lanh 790 cc ra đời vào tháng 9/2001 sau khi được công bố thông tin tại triển lãm Munich năm 2000. Bonneville 800 được lắp ráp tại nhà máy của hãng đặt tại Hinckley, Anh cùng một phiên bản nâng cấp dung tích 865 cc mang mã hiệu T100. Không hướng đến cạnh tranh tốc độ, Bonneville được định hướng là một dòng xe nhẹ nhàng, thân thiện với dung tích được nâng dần từ 790 cc lên 865 cc và đến năm 2008 thì được trang bị hệ thống phun xăng điện tử.

Triumph Bonneville T100 “Steve McQueen” (2012) là phiên bản giới hạn được sản xuất để kỷ niệm 50 năm kể từ khi diễn viên Steve McQueen cầm lái chiếc Triumph TR6 trong bộ phim The Great Escape. Được mô phỏng từ chiếc xe được sử dụng trong phim, mẫu T100 “Steve McQueen” được sản xuất với số lượng giới hạn 1100 chiếc, trong đó có 130 chiếc dành cho thị trường Anh, mỗi chiếc đều có giấy chứng nhận và được đánh số. Đây là mẫu xe mang màu sơn quân đội đặc trưng, huy hiệu riêng, yên đơn và có giá bán khá cao bởi đây là mẫu xe mang tính sưu tầm.


Nguồn: Báo Zing