Xăng dầu giảm giá, cước vận tải và mặt hàng tiêu dùng bất động kể từ chiều 4/8 khi liên Bộ Tài chính – Công Thương điều chỉnh giảm.
Xăng dầu giảm giá, giá cả “chây ì” không còn là chuyện mới. Trái với phản ứng tăng giá chóng mặt khi giá xăng dầu tăng, các mặt hàng chịu tác động từ phí vận tải vẫn “ì” khi xăng dầu giảm.
Vận tải khó giảm cước
Cụ thể ngày 20/7, liên bộ Tài chính – Công thương ra quyết định giảm giá bán lẻ xăng 260 đồng/lít. Hôm 4/8 vừa qua, giá xăng tiếp tục giảm mạnh hơn, với mức giảm 816 đồng/lít xăng. Như vậy, kể từ đầu tháng 6/2015, giá dầu đã giảm 3 lần và giá xăng giảm 2 lần với tổng mức giảm hơn 1.000 đồng/lít.
Đối với lĩnh vực vận tải, thông thường, giá xăng tăng đến 1.000 đồng/lít, các doanh nghiệp vận tải đã xem xét điều chỉnh giá cước.
Tuy nhiên, ở thời điểm này khixăng dầu giảm giávới mức độ tương đương, cước vận tải vẫn đứng yên. Theo tìm hiểu của chúng tôi, giá cước vận tải của các nhà xe đi các tuyến chạy về phía nam tại bến xe Nước Ngầm vẫn giữ nguyên giá hiện hành nhiều ngày trước đó.
Bảng niêm yết giá vé chạy các tuyến Hà Nội đi phía nam vẫn không có gì thay đổi so với trước khi xăng dầu giảm giá hôm 4/8
Tuyến Hà Nội – Thành phố Hồ Chí Minh, nhà xe Hoàng Long bán 920.000 đồng/ghế, nhà xe Mai Linh bán 910.000 đồng/ghế.
Các chuyến Hà Nội – Nghệ An, Hà Nội – Hà Tĩnh vẫn giao động từ 180.000 đến 200.000 đồng/ ghế. Giá bán cao nhất trong hai tuyến này thuộc về nhà xe Văn Minh với giá vé đồng hạng cho mọi tuyến là 220.000 đồng/ghế.
Anh Võ Văn H. nhân viên một nhà xe chạy chuyến Hà Nội – Vinh (Nghệ An) cho hay: “ Giảm có chưa đến 1000 đồng/lít thì ăn thua gì. Chi phí một chuyến xe của nhà xe đâu phải chỉ mỗi giá xăng dầu. Tôi cũng có biết giá xăng dầu giảm, tuy nhiên với mức giảm như thế có lẽ chưa có sự điều chỉnh giá”. Anh H. còn cho biết thêm: “Nếu như xăng giảm vận tải giảm cước, 15 ngày nữa xăng dầu tăng lại điều chỉnh tăng. Điều đó gây nên sự lộn xộn giá”.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, nguyên nhân quan trọng khiến các doanh nghiệp vận tải “chây ì” điều chỉnh giảm giá cước là còn nhìn vào dự báo giá xăng tăng vẫn là chủ đạo, giảm chỉ trong ngắn hạn, vận tải không thể điều chỉnh cước liên tiếp được. Thêm vào đó, các khoản phí với doanh nghiệp vận tải ngày càng tăng, giá xăng giảm ít hơn so với phần tăng phí.
Ngoài lĩnh vực vận tải, giá xăng giảm cũng không làm hàng hóa ở chợ rẻ hơn. Ảnh: Mai Hạnh
Thực phẩm… vẫn thế!
Điệp khúc tăng giá xăng, hàng hóa nhảy múa tăng theo, khi mặt hàng này giảm hàng hóa đứng im không nằm ngoài dự đoán.
Chị Nguyễn Lan Anh ở khu đô thị mới Xa La – Hà Đông chia sẻ: “Chẳng lạ gì. Cứ giá xăng lên đến mớ rau thơm cũng lập tức tăng theo ngay. Nhưng giờ giá xăng giảm thì người tiêu dùng chỉ thấy giảm được vài nghìn đồng trong mỗi lần đổ xăng, còn thịt, gạo, rau củ quả, giá vẫn thế”.
Qua khảo sát thực tế cho thấy, ngày 5/8 và ngày 6/8 tại chợ đầu mối Phùng Khoang, quận Thanh Xuân, giá các mặt hàng thực phẩm rau củ quả vẫn ổn định.
Chị Hường, chủ một sạp sau cho biết: “Rau muống 5.000 đồng/mớ, cà chua 20.000 đồng/kg. Đó là giá chợ đầu mối bán sỉ. Ở các chợ bình thường bán cho dân giá rau muống sẽ là 7.000 đồng/mớ. Trong khi đó cà chua có giá 25.000 đồng/kg.
Chẳng có sự giảm giá nào hết. Không chứng giá còn lên bởi mấy trận mưa lớn vừa rồi gây ảnh hưởng đến nguồn cung rau. Đặc biệt những loại rau củ trái vụ như: rau cải bắp, cải xanh, cà chua, bí đỏ… có lẽ sẽ lại tăng cao”.
Một số chủ sạp hàng khi được hỏi về việcxăng dầu giảm giá, họ còn không hay biết gì.
Nguồn 24h
-
Vova đi chơi với bạn gái
-
10 điểm đến có thật trong phim hoạt hình của Disney
-
Nghệ An: Xử lý vấn đề dân chôn cọc bê tông chặn xe quá tải
-
Mãn nhãn với 3 bộ sưu tập mẫu tóc cho tuổi teen, tuổi nổi loạn và giới công sở
-
Apple mất cùng lúc hai nhân sự cao cấp
-
Nữ giáo viên tiểu học lừa đảo hơn 16 tỷ đồng
-
187.000 ứng dụng có thể bị khai tử vì iOS 11
-
Dàn sao vắng mặt ở Copa America 2016: Neymar, Dybala, Marcelo
-
Đặt xe ôm qua smartphone xuất hiện ở Hà Nội
-
Lộ ảnh hậu trường 'Băng vũ hỏa' vô cùng điển trai của Vương Nhất Bác