Mỗi quốc gia, mỗi châu lục khác nhau sẽ có những cách giáo dục công dân khác nhau. Nhưng nhìn chung, quan điểm lý tưởng về một người trên 18 tuổi chính là sự trưởng thành. Trưởng thành trong suy nghĩ, trong cách ứng xử và trách nhiệm đối với chính bản thân và những người xung quanh. Vì lý do đó, những người trên 18 tuổi tại nhiều quốc gia sẽ được cấp một khoản vay để tự độc lập về tài chính trong những năm tháng ngồi trên giảng đường đại học. Đây cũng là phương pháp rất hay để rèn luyện cho họ tính tự lập và học cách tự quản lý chi tiêu, hạn chế sự phụ thuộc vào cha mẹ.
Điểm khác biệt giữa người trên 18 tuổi ở nước ngoài và tại Việt Nam
Trên thế giới hiện nay đang có gần 200 quốc gia. Để nói về những người trên 18 tuổi tại tất cả các quốc gia này dường như là điều bất khả thi. Tránh việc dông dài, chúng ta sẽ lấy ví dụ về một người được coi là “trưởng thành” tại Mỹ.
Còn nếu bạn vẫn muốn hỏi tôi tại sao tôi lại chọn Mỹ mà không phải quốc gia khác? Tôi xin trả lời rằng: tôi chọn Mỹ không phải vì tôi thấy đất nước này có nhiều thanh niên trưởng thành hơn các nước khác, mà đó chỉ là một ví dụ có phần cụ thể hơn, liên quan đến chủ đề ta đang nói, và người Mỹ cũng có những sự chuẩn mực nhất định về khái niệm của sự trưởng thành.
Tự tin và tự lập - “Thước đo” cho sự trưởng thành của người trên 18 tuổi ở nước ngoài
Người nước ngoài, hay cụ thể là người Mỹ, ngay từ nhỏ họ đã được cha mẹ dạy cho cách sống tự lập, cọ xát với cuộc sống thực tế, hạn chế giáo điều và quy định cứng nhắc. Nếu bạn nhìn thấy một em nhỏ đang tự sắp xếp đồ dùng cá nhân cho chuyến đi dã ngoại vào ngày mai, tự sửa chữa hoặc sáng tạo vài món đồ nho nhỏ, biết bỏ ống tiết kiệm cho những dự định trong tương lai, góc học tập và giường ngủ luôn gọn gàng ngăn nắp… thì cũng đừng quá bất ngờ. Điều đó là hoàn toàn bình thường tại Mỹ.
Ngay từ nhỏ, trẻ con Mỹ đã được dạy cách tự lập
Lớn lên một chút họ sẽ tự ý thức được những việc mình cần và nên làm. Ngoài giờ học trên trường, họ sẽ tìm đến thư viện, học nhóm hoặc tham gia những hoạt động ngoại khoá âm nhạc, thể thao của trường. Vì họ hiểu rằng, những thứ họ học hỏi trong ngày hôm nay, sẽ là hành trang hữu ích cho bản thân trong tương lai.
Đến tuổi 18, trước ngưỡng cửa trưởng thành của cuộc đời, họ sẽ tự đưa ra quyết định về ngôi trường mình sẽ học, người họ sẽ yêu và định hướng cho cuộc sống của họ sau này đã được lên những kế hoạch sẵn sàng chỉ đợi thời gian để từng bước thực hiện. Bước vào cổng trường đại học, họ sẽ được vay một khoản tiền để dùng cho việc trang trải chi phí sinh hoạt trong thời gian còn ngồi trên ghế nhà trường, còn những khoản chi khác sẽ được lấy từ tiền làm thêm và tiết kiệm của họ.
Đây có lẽ là một phương pháp hết sức thông minh và khôn khéo của chính phủ dành cho ngành giáo dục, và cụ thể là những người trên 18 tuổi - những chủ nhân trong tương lai không xa của đất nước họ. Cái hay ở đây là với khoản vay đó, sinh viên sẽ không còn phải phụ thuộc, xin tiền trợ cấp của cha mẹ hàng tháng. Thay vào đó, họ tự phải biết cách quản lý chi tiêu, học cách sử dụng tiền hợp lý và khoa học.
Giới trẻ Mỹ học cách chi tiêu hợp lý khi được vay một khoản vay nhỏ
Nhờ những kỹ năng sống đã được rèn luyện từ nhỏ, cộng thêm sự độc lập về tài chính sẽ giúp họ có thêm sự tự tin, năng động hơn. Không còn nỗi lo về tiền bạc, họ sẽ có thêm nhiều thời gian để làm những việc hữu ích hơn cho bản thân và xã hội.
Người trên 18 tuổi tại Việt Nam - Sự trưởng thành chưa trọn vẹn
Tại Việt Nam nói riêng và một số nước Á Đông nói chung thường có suy nghĩ che chở, bảo vệ con cái trước những thứ “xù xì” của cuộc sống bên ngoài, thậm chí ngay cả việc tập đi cũng sợ con bị ngã, đau đớn, trầy xước.
Điều này cũng hoàn toàn dễ hiểu bởi cha mẹ ai lại không thương con, tuy miệng vẫn hay nói câu “thương cho roi cho vọt”, nhưng mấy ai nỡ để con cái phải chịu “roi vọt”, dù biết rằng sự va chạm, trải nghiệm với cuộc sống sẽ khiến cho con cái trở nên cứng cáp hơn, trưởng thành hơn. Cũng chính vì vậy nên từ nhỏ chúng đã được cha mẹ bao bọc trong “quả bóng an toàn”, luôn dõi theo con từng bước chân, lo con bị ngã đau, lấm bẩn quần áo, sợ mưa gió sẽ làm con ốm, không cho con trẻ động vào những đồ sửa chữa vì sợ chúng sẽ tự gây thương tích cho mình…
Lớn lên chúng cũng được cha mẹ định hướng và sắp đặt toàn bộ theo mong muốn của phụ huynh. Ví dụ như cha mẹ muốn cho con vào học trường A, trường B vì đó là trường điểm, học giỏi sẽ vào được đại học, tương lai rộng mở, trở thành một người có địa vị trong tương lai, mà không hề để ý rằng những đứa trẻ đó không có khả năng tiếp thu những môn học mang tính sách vở, bởi chúng có sở trường thiên về thể thao, năng khiếu về âm nhạc, hội hoạ, đồ thủ công… chúng có rất nhiều thứ là thế mạnh trong tay, nhưng thứ duy nhất chúng không có đó là… sự lựa chọn.
Vì luôn được sắp đặt mọi việc nên nhiều người trẻ luôn phân vân giữa những lựa chọn của mình
Cứ thế cho đến khi họ - những đứa trẻ năm nào đặt chân tới giảng đường đại học. Khi đó, họ mới giật mình nhận ra: họ có quá nhiều thứ không biết làm, ngay cả với việc tự chăm sóc bản thân cũng trở thành “bài học vỡ lòng” đối với họ ở tuổi 18. Tai hại hơn là khi mọi thứ đều mới mẻ, không có thói quen tự lập, lệ thuộc vào tiền trợ cấp của cha mẹ sẽ khiến họ trở nên thụ động, thiếu kỹ năng xử lý các tình huống trong cuộc sống thường nhật, mất đi sự tự tin cần thiết vào bản thân.
Vay ngang hàng: mở ra cơ hội mới cho công dân trên 18 tuổi tiếp cận đến một nền tảng vay văn minh tại Việt Nam
Để đi vào phân tích vì sao “vay ngang hàng” là một nền tảng vay văn minh, trước hết ta cần hiểu rõ về định nghĩa: “Vay ngang hàng là gì?”
Vay ngang hàng là gì?
Cho vay ngang hàng có tên quốc tế là Peer to Peer Lending. Tương tự như mô hình kết nối của Uber và Grab (kết nối giữa người có xe rảnh rỗi với người có nhu cầu di chuyển), cho vay ngang hàng hoạt động với mô hình sử dụng dịch vụ trực tuyến để kết nối giữa “người có tiền” và “người có nhu cầu vay tiền”. Đây là một mô hình thú vị và “lợi đôi đường” cho cả 2 đối tượng “có tiền” và “cần tiền”.
Vay ngang hàng giúp kết nối người cho vay với người cần vay
Người nằm ở vị trí chữ “P” bên trái là những người có khoản tiền nhàn rỗi, muốn đầu tư sinh lời mở rộng nguồn thu nhập. Người còn lại nằm ở chữ “P” bên phải là những người có nhu cầu cần vay tiền gấp nhưng vì nhiều lý do mà họ không tìm được nguồn vay, hoặc tệ hơn là có nguồn vay nhưng không vay được. Khi đó, nền tảng cho vay ngang hàng chính là cứu cánh tuyệt vời dành cho họ. Thay vì phải đi cầm cố tài sản cá nhân, với mô hình cho vay ngang hàng P2P Lending, việc họ cần làm chỉ đơn giản là tải ứng dụng kết nối online, khai báo thông tin và nhận khoản vay trong phút chốc. Việc còn lại của họ là sử dụng số tiền đó, trả đúng hạn và một số tiền “Tip” nho nhỏ để cảm ơn người đã giúp đỡ mình lúc khó khăn.
Vì sao vay ngang hàng được đánh giá là nền tảng vay văn minh cho sinh viên Việt Nam?
Tại Việt Nam hiện nay đang có một số công ty áp dụng mô hình P2P Lending rất hiệu quả như: Tima, Vay mượn, Mofin… Trong đó, Mofin là công ty có nền tảng cho vay áp dụng mô hình P2P Lending được đánh giá là văn minh nhất dành cho sinh viên. Điều đó được thể hiện ở việc Mofin có những ưu đãi riêng dành cho họ như việc hỗ trợ cho sinh viên giỏi được vay với mức phí “Tip” bằng 0, nghĩa là họ vay bao nhiêu chỉ cần trả đúng bấy nhiêu, còn việc họ có muốn trả thêm một khoản phí cảm ơn với người đã giúp đỡ họ hay không, hoàn toàn là ở sự tự nguyện.
Mofin - Ứng dụng vay văn minh chuẩn mô hình P2P Lending
Bên cạnh đó, Mofin còn thường xuyên tung ra các chương trình khuyến mãi phí vay, có những thời điểm còn được hạ đến mức tối đa. Điều này có ý nghĩa nhân văn rất lớn, đó là sự giúp đỡ khi gặp khó khăn về tài chính, giúp họ không còn phải tìm đến những địa chỉ cho vay lãi suất cao và bắt buộc phải cầm cố tài sản, giấy tờ.
Nhìn theo một khía cạnh khác thì mô hình cho vay ngang hàng của Mofin còn là chất xúc tác cho sự thay đổi về suy nghĩ về tiền bạc của tầng lớp sinh viên Việt Nam. Thay vì họ luôn có suy nghĩ “thiếu tiền thì vay”, vay bạn bè, vay người thân... tai hại ở chỗ, vì những khoản vay này quá dễ dàng khi chỉ dựa vào niềm tin giữa hai người, không có điều kiện ràng buộc, nên những người đi vay thường sẽ “quên” nhanh chóng hoặc vì thói quen “tiền lúc nào cũng có chỗ để vay” dẫn đến trường hợp vung tay quá đà, tiêu xài hoang phí. Ngược lại khi vay qua Mofin sẽ giúp họ hiểu rằng họ cần phải có trách nhiệm với đồng tiền, không nên vì bất cứ lý do gì mà “phụ lòng” người đã giúp đỡ họ lúc khó khăn.
Có thể nói nền tảng cho vay ngang hàng online đã mở ra một cơ hội mới cho công dân trên 18 tuổi, hay cụ thể là tầng lớp sinh viên Việt Nam được tiếp cận đến một nền tảng cho vay văn minh, tạo nên một bước ngoặt lớn về ý thức, trách nhiệm, cũng như sự chủ động cần thiết về vấn đề tài chính trong thời đại 4.0.
-
Bí mật quà trung thu của quan tham Trung Quốc
-
Ronaldo bỏ lỡ cơ hội khó tin nhất sự nghiệp
-
Doanh thu của ngành IT Ấn Độ có thể đạt 350 tỷ USD vào năm 2025
-
Tác hại khôn lường từ chiếc tivi
-
Đại gia xây biệt thự miễn phí cho... hàng xóm
-
Dầu, chứng khoán phục hồi kéo giá vàng đi xuống
-
Sony cảnh báo PlayStation 5 sẽ khan hàng đến cả năm 2022
-
World Cup Futsal sang năm 2021, VCK châu Á tháng 2-2021
-
Mẹ chồng không trông cháu giúp, con dâu nhất định không chịu sinh thêm
-
Tỷ giá tăng, cắt bớt ưu đãi giá xe ô tô