Được thu mua 15.000 đồng tại vườn, mỗi cân vải sang tới sân bay Mỹ có giá gần 200.000 đồng do tốn thêm nhiều chi phí đóng gói, bảo quản và đặc biệt là vận chuyển.
Cùng với quy trình chăm sóc tuân thủ nghiêm ngặt yêu cầu từ phía đối tác, việc thu mua từ vùng nguyên liệu, sơ chế, bảo quản, vận chuyển đến cảng hàng không quốc tế đều là một dây chuyền khép kín với chi phí được tính trên mỗi kg vải.Theo lãnh đạo doanh nghiệp xuất khẩu, mỗi kg vải đến sân bay tại Mỹ có giá thành trên 8 USD, trong đó chi phí vận chuyển hàng không quốc tế chiếm hơn một nửa.
![]() |
Cơ cấu giá thành vải xuất khẩu. |
Cùng với giá nguyên liệu trước và sau khi thu hoạch, bao bì đạt chuẩn, nhân công, vận chuyển đường bộ, chiếu xạ, thủ tục hải quan, riêng vận chuyển hàng không quốc tế chiếm đến 60% tổng chi phí. Số tiền này chưa tính đến rủi ro hàng có thể hỏng và bị trả lại.
Doanh nghiệp cho biết do năm đầu tiên thử nghiệm nên vận chuyển hàng không là phương án tối ưu. Sau khi định vị được thị trường, vụ thu hoạch sau có thể doanh nghiệp sẽ xuất khẩu bằng đường biển, vừa giảm giá thành, đồng thời tăng số lượng.
Hành trình tới Mỹ của trái vải Việt Nam |
![]() |
Nguồn Vnexpress
-
Bắc Kinh và kịch bản “lật đổ” đồng đôla
-
Đầu năm, ngư dân Bình Định trúng đậm cá ngừ sọc dưa thu về tiền tỷ
-
Giá xăng giảm gần 500 đồng/lít từ 12 giờ trưa nay
-
Tuyển Việt Nam sa sút
-
Ngắm Lamborghini Aventador màu rắn xanh cực "độc"
-
Vàng thế giới tuần này tăng 4,5%
-
Việt nam thăng hạng tín nhiệm, liệu đã nên “ăn mừng”?
-
Đại chiến khốc liệt tại Tập đoàn Lotte: Chủ tịch bị hạ bệ
-
Đàm Vĩnh Hưng tha thiết đi tìm người em cùng cha khác mẹ bị thất lạc
-
Cháy khách sạn 8 tầng, du khách hoảng sợ