Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Chỉ thị số 09/CT-TTg yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tăng cường chỉ đạo điều hành thực hiện nhiệm vụ tài chính - ngân sách nhà nước năm 2013.
Theo dữ liệu cập nhật mới nhất, tính đến ngày 22/5/2013, tín dụng mới chỉ tăng được 2,29% so cuối năm 2012.
Tại chỉ thị trên, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước điều hành linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ để kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và hỗ trợ tăng trưởng hợp lý.
Thủ tướng yêu cầu tiếp tục giảm lãi suất cho vay, phấn đấu đạt tăng trưởng tín dụng ở mức 12% cả năm 2013, trong đó tập trung vốn vay cho các lĩnh vực ưu tiên; triển khai quyết liệt đề án cơ cấu lại các tổ chức tín dụng; đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ xấu.
Trong bối cảnh tăng trưởng tín dụng vẫn ở mức thấp sau 5 tháng đầu năm, các lãi suất điều hành đã liên tục cắt giảm trong hơn một năm qua, yêu cầu trên tiếp tục tạo sức ép đối với Ngân hàng Nhà nước trong điều hành chính sách tiền tệ.
Theo dữ liệu cập nhật mới nhất, tính đến ngày 22/5/2013, tín dụng mới chỉ tăng được 2,29% so cuối năm 2012; dự kiến đến hết tháng 5 có thể đạt mức 3%. Dù cải thiện so với cùng kỳ 2012, xu hướng tăng bắt đầu thể hiện rõ từ tháng 3/2013, nhưng tăng trưởng tín dụng vẫn ở mức thấp theo định hướng khoảng 12% năm nay.
Theo thông lệ hàng năm, dự kiến từ tháng 6, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp được thúc đẩy rõ rệt hơn, tín dụng cũng sẽ bắt nhịp để tạo tốc độ tăng trưởng mạnh hơn.
Về lãi suất, từ tháng 3/2012 đến nay, Ngân hàng Nhà nước đã 8 lần cắt giảm các lãi suất điều hành, cũng như liên tiếp hạ trần lãi suất huy động VND. Đầu tháng 5 vừa qua, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cũng đã kêu gọi các thành viên trong hệ thống xem xét hạ lãi suất cho vay đối với các khoản nợ cũ về tối đa 13%/năm.
Sức ép giảm tiếp lãi suất cho vay theo yêu cầu trên của Thủ tướng Chính phủ có trở ngại ở lãi suất huy động hiện khó giảm thêm. Một mặt, lãi suất huy động cần đảm bảo sự hấp dẫn đối với người gửi tiền, hạn chế sự dịch chuyển của dòng vốn nhàn rỗi trong dân cư sang ngoại tệ, vàng… Mặt khác, dư địa hạ lãi suất đã rất hẹp trước mục tiêu kiềm chế lạm phát năm nay.
Trước thực tế trên, một số ý kiến gần đây cho rằng, để tiếp tục giảm lãi suất cho vay hỗ trợ doanh nghiệp, Chính phủ và Quốc hội nên xem xét nới chỉ tiêu kiềm chế lạm phát năm nay từ 6 - 6,5% lên 7 - 8%.
Theo Minh Đức (Vneconomy)
{fcomment}
-
TĂNG CHIỀU CAO AN TOÀN CHO BÉ
-
Thời trang Australian Open: FedEx lịch lãm đứng đầu
-
Chuyện những người trẻ không ngại dấn thân vào gian khó, hiểm nguy
-
Ông 5 con dùng búa đinh đánh chết bà 4 con
-
Mưa gió, rau củ thực phẩm lại “đội” giá gấp đôi
-
BMW 'đứng hình' vì xe Mercedes bất ngờ lọt vào ảnh quảng bá SUV chủ lực vừa ra mắt
-
Tỷ phú trẻ nhất châu Âu lọt danh sách quyến rũ nhất Thụy Điển
-
Bất ngờ với giọng hát mộc của "thánh nữ Bolero" Jang Mi
-
Thiết bị tiết kiệm năng lượng đắt khách vì giá điện tăng
-
Bơ sáp 15.000 đồng ngập đường phố Hà Nội