TS Vũ Thu Hương cảm thấy lo ngại khi chứng kiến hàng loạt vụ nữ sinh đánh nhau trong thời gian gần đây.
Xung quanh vụ việc một nhóm nữ sinh tại trường THCS Lý Tự Trọng (Trà Vinh) dùng ghế nhựa đánh vào đầu bạn cùng lớp, PV VTC News đã trao đổi với TS Vũ Thu Hương (ĐH Sư phạm Hà Nội).
- Tiến sĩ nghĩ gì khi gần đây xuất hiện rất nhiều clip học sinh đánh nhau, đặc biệt cảnh ẩu đả của những nữ sinh?
Tôi cũng đã xem nhiều các clip học sinh đánh nhau. Tôi cảm thấy lo ngại vì vấn đề này đã dần trở nên quen thuộc. Các cháu học sinh, cả nam lẫn nữ đều thấy việc bạo lực là chuyện quá đỗi bình thường. Đây mới chính là điều đáng lo ngại.
- Hiện nay, nữ sinh cũng học cách xử lý mâu thuẫn bằng nắm đấm. Điều này có khiến bà lo lắng?
Các bạn gái hay nói chung là các em học sinh cũng học mọi thứ từ gia đình, môi trường sống và nhà trường. Chịu trách nhiệm với hành động của các em chính là gia đình và nhà trường. Nhà trường hiện nay đã có lỗi rất lớn trong việc coi nhẹ giáo dục nhân cách của học sinh.
Điều này chúng ta đều thấy quá rõ ràng. Các môn Toán, Văn, thậm chí là tiếng Anh được coi trọng quá mức trong khi giáo dục công dân trở thành một môn học quá đỗi tầm thường trong mắt học sinh.
Nhiều học sinh còn cho rằng tuân thủ pháp luật, nội quy là không… sành điệu. Điều này dẫn đến nhiều hệ lụy nguy hiểm mà chúng ta đang và sẽ còn phải trả giá.
- Trong rất nhiều các clip ghi lại cảnh học sinh đánh nhau, chúng ta đều thấy rõ hình ảnh nhiều em đứng quanh để cổ vũ hoặc thờ ơ khi bạn bị đánh hội đồng. Tại sao lại có thực trạng đáng buồn này thưa tiến sĩ?
Chúng ta hãy nhớ lại những lời dạy dỗ của cha mẹ ở nhà: “Nếu con nhìn thấy bạo lực, con hãy tránh xa vì xã hội bây giờ rất loạn. Con xông vào có khi không giải quyết được mà còn bị chúng nó đánh cho đấy”.
Phương pháp xử lý khi gặp ẩu đả được các cha mẹ hướng dẫn thế này mà, trẻ em cứ thế theo.
- Phải chăng nhà trường đang quên đi nhiệm vụ giáo dục học sinh về đạo đức và văn hóa giao tiếp?
Tôi nghĩ là việc xảy ra thì tất cả chúng ta cùng phải ngồi nhìn nhận lại. Việc giáo dục nhà trường xem nhẹ giáo dục nhân cách hơn là cung cấp kiến thức là điều đã quá rõ ràng.
Tuy nhiên, giáo dục gia đình và nhà trường có quan hệ mật thiết trong vấn đề này. Nhiều gia đình không chú ý dạy con rằng không được làm phiền người khác, dẫn tới tâm lý trẻ luôn nghĩ rằng người ta phải nhường mình.
Tính cách này dễ thấy ngay từ việc xếp hàng nơi công cộng. Những vụ cãi vã trong gia đình, cách hành xử thiếu văn minh của người lớn cũng nêu gương xấu cho các em. Trẻ em giống như một tấm gương phản chiếu vậy.
- Trách nhiệm của các bậc phụ huynh ở trong sự việc này như thế nào, thưa tiến sĩ?
Trẻ con chỉ là tấm gương phản chiếu hiện trạng xã hội. Bạn hãy thử đặt câu hỏi đó với đối tượng người lớn. Rõ ràng, chính người lớn cũng đang gặp các vấn đề như vậy.
Vì thế, muốn giải quyết tận gốc tình trạng này, tất cả phải trông đợi vào sự thay đổi của người lớn.
- Nhiều phụ huynh cho rằng họ phải lo “cơm áo, gạo tiền” nên không thể quan tâm hết được đến con em của mình?
Trẻ em là tấm gương phản ánh các hành vi của người lớn. Rõ ràng việc “cảm ơn”, “xin lỗi”, nói tục chửi bậy, hỗn láo cũng xảy ra với người lớn. Chúng ta đương nhiên phải xem lại hành vi của chúng ta trước khi trách móc các con. Các con chỉ nhìn chúng ta mà hành xử thôi.
Bên cạnh đó, tôi thấy rằng, trong một số trường hợp, báo chí đã đưa quá nhiều các thông tin bạo lực ở khắp nơi. Người lớn hiểu biết thì phê phán và không theo, nhưng trẻ thì không thể hiểu biết như vậy được.
- Trong vụ việc nữ sinh bị hành hung ở Trà Vinh, vụ việc xảy ra đã 2 tháng nhưng vì sao cả nhà trường và gia đình đều không hay biết?
Các cha mẹ đúng là thiếu sự quan tâm đến con trẻ. Nếu chúng ta luôn áp sát các cháu mọi lúc mọi nơi, các cháu luôn có thể trút mọi tâm sự của mình đến bố mẹ. để bố mẹ lắng nghe, chia sẻ, cảm thông với suy nghĩ “dở hơi” theo lứa tuổi để dần dần đưa những lời khuyên hợp lý đến cho các con. Nếu làm được như vậy thì chắc chắn mọi chuyện sẽ không thể xảy ra được.
TS Vũ Thu Hương |
Tôi cũng đã xem nhiều các clip học sinh đánh nhau. Tôi cảm thấy lo ngại vì vấn đề này đã dần trở nên quen thuộc. Các cháu học sinh, cả nam lẫn nữ đều thấy việc bạo lực là chuyện quá đỗi bình thường. Đây mới chính là điều đáng lo ngại.
- Hiện nay, nữ sinh cũng học cách xử lý mâu thuẫn bằng nắm đấm. Điều này có khiến bà lo lắng?
Các bạn gái hay nói chung là các em học sinh cũng học mọi thứ từ gia đình, môi trường sống và nhà trường. Chịu trách nhiệm với hành động của các em chính là gia đình và nhà trường. Nhà trường hiện nay đã có lỗi rất lớn trong việc coi nhẹ giáo dục nhân cách của học sinh.
Điều này chúng ta đều thấy quá rõ ràng. Các môn Toán, Văn, thậm chí là tiếng Anh được coi trọng quá mức trong khi giáo dục công dân trở thành một môn học quá đỗi tầm thường trong mắt học sinh.
Nhiều học sinh còn cho rằng tuân thủ pháp luật, nội quy là không… sành điệu. Điều này dẫn đến nhiều hệ lụy nguy hiểm mà chúng ta đang và sẽ còn phải trả giá.
|
Chúng ta hãy nhớ lại những lời dạy dỗ của cha mẹ ở nhà: “Nếu con nhìn thấy bạo lực, con hãy tránh xa vì xã hội bây giờ rất loạn. Con xông vào có khi không giải quyết được mà còn bị chúng nó đánh cho đấy”.
Phương pháp xử lý khi gặp ẩu đả được các cha mẹ hướng dẫn thế này mà, trẻ em cứ thế theo.
- Phải chăng nhà trường đang quên đi nhiệm vụ giáo dục học sinh về đạo đức và văn hóa giao tiếp?
Tôi nghĩ là việc xảy ra thì tất cả chúng ta cùng phải ngồi nhìn nhận lại. Việc giáo dục nhà trường xem nhẹ giáo dục nhân cách hơn là cung cấp kiến thức là điều đã quá rõ ràng.
Tuy nhiên, giáo dục gia đình và nhà trường có quan hệ mật thiết trong vấn đề này. Nhiều gia đình không chú ý dạy con rằng không được làm phiền người khác, dẫn tới tâm lý trẻ luôn nghĩ rằng người ta phải nhường mình.
Tính cách này dễ thấy ngay từ việc xếp hàng nơi công cộng. Những vụ cãi vã trong gia đình, cách hành xử thiếu văn minh của người lớn cũng nêu gương xấu cho các em. Trẻ em giống như một tấm gương phản chiếu vậy.
Nữ sinh Trà Vinh dùng ghế đánh vào đầu bạn |
Trẻ con chỉ là tấm gương phản chiếu hiện trạng xã hội. Bạn hãy thử đặt câu hỏi đó với đối tượng người lớn. Rõ ràng, chính người lớn cũng đang gặp các vấn đề như vậy.
Vì thế, muốn giải quyết tận gốc tình trạng này, tất cả phải trông đợi vào sự thay đổi của người lớn.
- Nhiều phụ huynh cho rằng họ phải lo “cơm áo, gạo tiền” nên không thể quan tâm hết được đến con em của mình?
Trẻ em là tấm gương phản ánh các hành vi của người lớn. Rõ ràng việc “cảm ơn”, “xin lỗi”, nói tục chửi bậy, hỗn láo cũng xảy ra với người lớn. Chúng ta đương nhiên phải xem lại hành vi của chúng ta trước khi trách móc các con. Các con chỉ nhìn chúng ta mà hành xử thôi.
Bên cạnh đó, tôi thấy rằng, trong một số trường hợp, báo chí đã đưa quá nhiều các thông tin bạo lực ở khắp nơi. Người lớn hiểu biết thì phê phán và không theo, nhưng trẻ thì không thể hiểu biết như vậy được.
- Trong vụ việc nữ sinh bị hành hung ở Trà Vinh, vụ việc xảy ra đã 2 tháng nhưng vì sao cả nhà trường và gia đình đều không hay biết?
Các cha mẹ đúng là thiếu sự quan tâm đến con trẻ. Nếu chúng ta luôn áp sát các cháu mọi lúc mọi nơi, các cháu luôn có thể trút mọi tâm sự của mình đến bố mẹ. để bố mẹ lắng nghe, chia sẻ, cảm thông với suy nghĩ “dở hơi” theo lứa tuổi để dần dần đưa những lời khuyên hợp lý đến cho các con. Nếu làm được như vậy thì chắc chắn mọi chuyện sẽ không thể xảy ra được.
- Ngày 11/3, rất nhiều phụ huynh bức xúc sau khi xem xong clip đã đến vây ở cổng trường để chờ xem cách xử lý của nhà trường về vụ việc. Việc này liệu có lợi cho việc xử lý vụ việc không?
Điều đó đương nhiên là không có lợi gì rồi. Chúng ta hãy nhìn sâu về nguyên nhân của tình trạng này. Hiện nay các phụ huynh đang can thiệp quá sâu vào hoạt động trong nhà trường, tạo sức ép cho thầy cô giáo khiến nhiều thầy cô không dám áp dụng biện pháp “mạnh” với trò.
Học sinh thấy bố mẹ quyền lực quá nên không sợ giáo viên. Thực tế, có nhiều giáo viên đã khóc vì học sinh hỗn, chửi mắng thẳng vào mặt thầy cô.
Khi có sự việc xảy ra cũng vậy. Dù gì mọi chuyện cũng đã xảy ra rồi. Hành hạ hay trừng phạt nặng nề những kẻ “tội phạm nhí” đó sẽ giải quyết được vấn đề gì? Em bé bị đánh đã bị đánh rồi.
Vấn đề cần làm là cách nào chấm dứt hoàn toàn tình trạng đó để vĩnh viễn không xảy ra chứ không phải là “trả thù” 7 học sinh đánh bạn như thế nào hay ép buộc nhà trường có những biện pháp xử lý theo ý phụ huynh.
- Tiến sĩ có những đề xuất nào để giải quyết tình trạng bạo lực học đường ngày càng phát triển?
Đối với lứa tuổi tiểu học, các bậc phụ huynh nên kiểm soát việc xem hoạt hình, đọc truyện tranh của con trẻ. Hiện nay, rất nhiều phim hoạt hình, truyện tranh có thiên hướng bạo lực, nhiều cảnh đấm đá, những hình ảnh tục tĩu. Các em học sinh nhỏ tuổi khi xem những hình ảnh đó rất dễ bị ảnh hưởng.
Bên cạnh đó, các bậc phụ huynh cũng phải kiềm chế tối đa khi xử lý các mâu thuẫn trong nhà và ngoài ngõ. Các em học sinh sẽ học hỏi rất nhanh nếu cha mẹ chúng hành xử mọi việc theo kiểu “giang hồ”.
Các bậc phụ huynh cũng cần tránh tuyệt đối việc can thiệp trong trường học của con. Các cụ ta đã nói "Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy". Nếu thầy cô có chút gì đó chưa chính xác cũng không đến mức phải lao vào trường đòi công bằng.
Quan trọng nhất, cha mẹ phải học cách làm bạn cùng con. Nhiều cha mẹ không bao giờ biết một chuyện gì đang xảy ra ở trường của con. Điều này tai hại vô cùng.
Nếu cha mẹ luôn áp sát, biết mọi việc xảy ra với con, cha mẹ cũng sẽ biết khi nào con có mâu thuẫn với bạn. Khi mâu thuẫn còn rất nhẹ nhàng, với sự hướng dẫn của cha mẹ, con đã có thể làm hòa với bạn rồi thì làm sao có vụ bạo lực nào xảy ra với con.
Nhưng cha mẹ không biết gì thì chuyện con bị bạo lực hay con đánh người khác cũng dễ dàng xảy ra.
Nguồn VTC News
Tin nên đọc
-
Máy tính bảng Mỹ tại Việt Nam giá sốc trong 6 ngày chỉ 2.690.000đ.
-
Bất chấp tranh cãi, thương hiệu lớn đua nhau tài trợ World Cup 2022
-
Trúng xổ số 1.000 USD mỗi tuần cho đến… hết đời
-
Gần 100 phụ nữ ở Hà Nội sập bẫy 'tour tham quan 0 đồng'
-
Nhà chung cư chật hẹp, giải pháp nào để tiết kiệm không gian?
-
Giá xăng, dầu tiếp tục tăng, có loại tăng gần 2.000 đồng/lít
-
Có hoang tưởng khi phát triển cây tỷ đô ở Việt Nam?
-
“Cái kim” của cụ ông
-
Game thủ Việt "phát sốt" với Pokémon GO!
-
Công chức “chảnh” với dân: Một kiểu tham nhũng?