Chiều 25/10, tại buổi họp báo chuyên đề của Bộ Tài chính, ông Hoàng Hải, Phó cục trưởng Quản lý Nợ (Bộ Tài chính) cho biết, bình quân mỗi năm ngân sách nhà nước chi khoảng 1 tỷ USD trả nợ nước ngoài (gồm cả gốc và lãi). Dù vậy, con số này vẫn thấp hơn nghĩa vụ ngân sách phải trả vốn vay trong nước.
bình quân mỗi năm ngân sách nhà nước chi khoảng 1 tỷ USD trả nợ nước ngoài (Ảnh minh họa)
Về huy động vốn ODA, theo Bộ Tài chính, tính riêng 9 tháng đầu năm 2016, Việt Nam đã huy động được hơn 350 nghìn tỷ đồng, đạt 77,5% kế hoạch năm.
Trong khi đó, ngân sách phải chi ra hơn 176,8 nghìn tỷ đồng trả nợ, trong đó trả nợ vay trong nước hơn 140 nghìn tỷ đồng, và trả nợ vay nước ngoài hơn 36,6 nghìn tỷ đồng.
Theo ông Hoàng Hải, các con số trên đều nằm trong hạn mức Bộ Tài chính xây dựng kế hoạch từ đầu năm và được Chính phủ phê duyệt.
Tính tổng 10 năm qua (2005-2015), Việt Nam đã ký kết vay 45 tỷ USD vốn ODA nước ngoài. Số vốn này dùng cho đầu tư phát triển, xóa đói giảm nghèo, y tế, giáo dục…
Tuy vậy, có thể từ tháng 7/2017, Việt Nam sẽ được Ngân hàng Thế giới đưa ra khỏi diện được vay ưu đãi phát triển vì trở thành nước thu nhập trung bình.
Khi đó, áp lực trả nợ vay nước ngoài sẽ lớn hơn, các khoản vay mới cũng ít ưu đãi hơn, lãi suất cao hơn, thời gian vay ngắn hơn…
Điều này, theo Bộ Tài chính, Việt Nam sẽ phải tính toán và cơ cấu lại nợ, đồng thời phải làm sao sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay và cân đối với khả năng trả nợ.
Nguồn 24h
-
Vợ ức chế, sợ hãi khi quý ông mãi không 'lên đỉnh'
-
Vụ 214 giáo viên thất nghiệp: Sẽ xử lý người làm sai
-
Quy định : Phải xin phép trước khi ghi hình CSGT - Quy định trái pháp luật
-
Cái kết khó tin cho người đàn ông va chạm xe máy với ôtô
-
10 bản hợp đồng đắt giá nhất trong mùa Hè 2013
-
Elon Musk mất danh hiệu 'người giàu nhất thế giới'
-
Phải xử lý dứt điểm tôm giống không rõ nguồn gốc
-
Lộ sức khỏe, tiền tài qua ngón áp út
-
Vàng đột ngột giảm giá mạnh
-
Thay kính điện thoại tại Onestar