Quyết định giảm thuế nhập khẩu xăng dầu của Bộ Tài chính đã giải tỏa mối lo ngại không tiêu thụ được sản phẩm vào nội địa của Nhà máy lọc dầu Dung Quất.
Tại buổi giao lưu trực tuyến do Báo Đầu tư tổ chức sáng 15/4, ông Ninh Văn Quỳnh, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam khẳng định: "Nhà máy lọc dầu Dung Quất không thể đóng cửa được".
Theo ông Quỳnh, Nhà máy Lọc dầu Dung Quất ngừng hoạt động thì sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của các nhà máy khác.
Vì thế, PVN đang trình các Bộ Tài chính, Bộ Công thương, báo cáo Thủ tướng đề xuất có chính sách về giá bán sản phẩm, thuế đối với các mặt hàng xăng dầu sản xuất trong nước cũng như nhập khẩu để giá cả các sản phẩm của Nhà máy Lọc dầu Dung Quất có thể cạnh tranh được với lại các loại sản phẩm tương đương nhập khẩu.
Mức thuế ưu đãi theo các hiệp định thương mại đa phương khiến Nhà máy Dung Quất khó tiêu thụ sản phẩm tại thị trường nội địa |
Cụ thể, Bộ Tài chính điều chỉnh mức thuế áp dụng cho xăng từ 35% giảm xuống còn 20%, dầu diesel giảm từ 30% xuống còn 20%. Mức thuế trên được điều chỉnh ngang bằng với xăng chịu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt từ các nước ASEAN. Tuy nhiên sản phẩm dầu diesel vẫn còn chịu mức thuế cao hơn 15% so với nhiên liệu cùng loại nhập khẩu từ các nước trong khu vực.
Ngoài ra, Chủ tịch BSR và các doanh nghiệp vẫn đang tiếp tục kiến nghị Bộ Tài chính xem xét điều chỉnh mức thuế nhập khẩu dầu diesel của nhà máy hợp lý để sản phẩm của nhà máy lọc dầu Dung Quất có thể cạnh tranh thị trường trong nước.
Trước đó, ngày 13/4, Công ty TNHH một thành viên Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR), đơn vị hiện quản lý và vận hành Nhà máy có thông tin đến các cơ quan chức năng thông báo việc nhà máy lọc dầu Dung Quất có nguy cơ bị đóng cửa.
Lý do được BSR đưa ra là do sự thay đổi chính sách của Nhà nước. Công ty TNHH Lọc hóa dầu Bình Sơn cho rằng, theo các thông tư của Bộ Tài chính hướng dẫn mức thuế đối với các hiệp định thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc, ASEAN - Hàn Quốc... đã đưa ra các mức thuế ưu đãi đặc biệt thấp hơn mức công ty đang hưởng.
Do đó, công ty này lo ngại, mức chênh lêch thuế trên khiến sản phẩm của công ty có giá cao hơn sản phẩm nhập từ ASEAN tới 1.469 đồng/lít (đơn cử với xăng A92)... trong năm 2015.
Kéo theo đó là việc các doanh nghiệp ký hợp đồng với Công ty Bình Sơn sẽ từ chối không nhận hàng do sản phẩm của Bình Sơn không cạnh tranh được về giá.
Vì vậy, Công ty TNHH Lọc hóa dầu Bình Sơn đề nghị Bộ Tài chính có chính sách thuế phù hợp để đảm bảo sản phẩm Nhà máy lọc dầu Dung Quất cạnh tranh được tại thị trường trong nước.
Nguồn VTC News
Tin nên đọc
-
Vé sớm bán kết cho tuyển Việt Nam?
-
Ngỡ ngàng hai con ‘rùa Hồ Gươm’ khổng lồ ở Tây Viên Tự
-
Văn phòng cho thuê tại Hà Nội lao đao
-
Nổ liên tiếp tại kho vũ khí ở Syria, 40 người chết
-
Thoái vốn tại DNNN: “Rất sốt ruột đấy nhưng không thể nóng vội!”
-
Australia bắt đầu tiêm vaccine Covid-19 cho trẻ 5-11 tuổi
-
Cơ sở nhập khẩu và bán buôn rượu vang Ý số lượng lớn đảm bảo hàng chính hãng
-
"Lạm phát khó tăng theo tăng tỷ giá"
-
Ngân hàng đỏ mắt tìm khách vay
-
Paypal và eBay chia tay sẽ tốt cho cả hai