Một số doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán đang khiến ngân hàng “thèm muốn” vì khối tiền khủng “chất đống” trong tài khoản ngân hàng và két cơ quan.
“Ông lớn” dư tiền
Lãi suất cho vay đang được điều chỉnh giảm đáng kể. Các ngân hàng cũng tích giải ngân hơn nên doanh nghiệp bớt khó khăn hơn khi tiếp cận vốn vay để sản xuất kinh doanh. Dù vậy, tình trạng thiếu vốn vẫn diễn ra khá phổ biến. Rất nhiều doanh nghiệp đang rất cần tiền.
Trong bối cảnh đó, một số “ông lớn” lại ung dung nhìn lượng tiền khủng “chất đống” trong tài khoản ngân hàng và két cơ quan. Tổng Công ty Khí Việt Nam (GAS) là đơn vị khiến ngân hàng “thèm muốn” nhất vì “để không” hơn 1 tỷ USD.
Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý 3 mới được công bố, tại thời điểm 30/9, tiền và các khoản tương đương tiền của GAS đạt 23.250,25 tỷ đồng (tương đương hơn 1 tỷ USD), tăng 4.925,57 tỷ đồng, tương ứng 27,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Tiền mặt của GAS có xu hướng tăng dần theo quý.
GAS sở hữu lượng tiền khủng lên tới hơn 1 tỷ USD |
23.250,25 tỷ đồng là khoản tiền rất lớn với bất cứ doanh nghiệp nào, chiếm 71,4% tài sản ngắn hạn và chiếm 43,7% tổng tài sản. Lượng tiền mặt của GAS thậm chí còn nhiều hơn cả tài sản cố định.
Dù sở hữu lượng tiền mặt khủng nhưng GAS vẫn đi vay. Vay và nợ dài hạn lên tới 5.158,68 tỷ đồng, vay và nợ ngắn hạn đạt 2.301,16 tỷ đồng. Vì vậy, chi phí lãi vay của doanh nghiệp này quý 3 đạt 101,96 tỷ đồng; lũy kế 9 tháng đạt 306,7 tỷ đồng.
Chi phí lãi vay của GAS vẫn khiêm tốn hơn rất nhiều so với doanh thu hoạt động tài chính. Trong quý 3, chỉ riêng doanh thu tài chính đã mang về cho GAS 274,94 tỷ đồng; lũy kế 9 tháng đạt 886,53 tỷ đồng, giảm nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái.
Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (DPM) thường xuyên nằm trong danh sách các “ông lớn” sở hữu lượng tiền khổng lồ. Tại thời điểm cuối quý 3 năm nay cũng vậy, tiền của DPM đứng ở mức rất cao, đạt 4.959,19 tỷ đồng, tăng 926,8 tỷ đồng, tương ứng 22,98% so với cùng kỳ năm ngoái.
Lượng tiền của DPM chiếm 63,38% tài sản ngắn hạn và chiếm 46,07% tổng tài sản. Tiền của DPM thậm chí còn cao hơn gấp đôi tài sản cố định.
Cũng giống GAS, dù “thừa” nhiều tiền nhưng DPM vẫn đi vay. Tuy nhiên, do lượng tiền vay không quá lớn nên chi phí lãi vay quý 3 của công ty này chỉ là 628,34 triệu đồng; lũy kế 9 tháng đạt 987,37 tỷ đồng; giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái.
Công ty Cổ phần Thế giới số Trần Anh(TAG) nổi tiếng vì suốt 10 năm hoạt động mà không phải vay vốn ngân hàng. Thế nên, TAG đã trở thành một trong những doanh nghiệp khiến ngân hàng “phát thèm”. Tuy nhiên, trong mấy quý trở lại đây, TAG đổ “núi tiền” mở hàng loạt siêu thị mới nên TAG đã phải tìm đến vốn ngân hàng.
Đi cùng với việc vay vốn, mở rộng đầu tư, lượng tiền trong quỹ và tại ngân hàng của TAG sụt giảm mạnh. Vào thời điểm 30/9, tiền của TAG chỉ đạt 36,92 tỷ đồng, giảm 33,08 tỷ đồng, tương ứng 47,26% so với cùng kỳ năm ngoái.
Lãi lép vế trước tiền
Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng và tiền đang chuyển là các khoản được ghi nhận vào chỉ tiêu “Tiền” trong báo cáo tài chính. Tiền của các “ông lớn” như GAS, DPM rất lớn, lớn tới mức lấn át hoàn toàn lợi nhuận mà họ kiếm được sau 9 tháng lao động vất vả.
Cụ thể, lợi nhuận sau thuế quý 3 của GAS đạt 3.044,34 tỷ đồng, giảm rất nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái; lũy kế 9 tháng đạt 9.568,17 tỷ đồng. Lãi 9 tháng của ông lớn ngành khí chỉ bằng 41,15% tổng tiền của doanh nghiệp.
Chênh lệch giữa lợi nhuận và tiền tại DPM khiêm tốn hơn nhưng vẫn đứng ở mức cao. Quý 3, DPM đạt lợi nhuận sau thuế 287,65 tỷ đồng, lũy kế 9 tháng đạt 938,42 tỷ đồng. Lãi trong cả 9 tháng mà DPM kiếm được chỉ bằng
Trong khi đó, không giống như DPM hay GAS, TAG đang dần sử dụng tiền của mình một cách hiệu quả và triệt để nhất. Hơn 10 siêu thị mới mọc lên trong khoảng thời gian ngắn đang ngốn khoản vốn rất lớn của TAG và chưa mang lại lợi nhuận khủng cho TAG.
Theo báo cáo tài chính quý 3/2014, lợi nhuận sau thuế quý 3 của Trần Anh đạt âm 8,44 tỷ đồng, giảm đáng kể so với khoản lỗ 11,4 tỷ đồng cùng kỳ năm ngoái; lũy kế 9 tháng lỗ 3,75 tỷ đồng. 9 tháng đầu năm 2013, Trần Anh lãi 429,51 triệu đồng.
Hiện tại, các siêu thị mới hoạt động nên TAG tạm thời “hy sinh” ngắn hạn để tìm kiếm các khoản lợi nhuận khủng trong tương lai gần. Vì thế, việc giảm tiền, mạnh tay đầu tư của TAG được đánh giá là đúng đắn.
Theo VTC News
{fcomment}
-
Ảnh thực tế Toyota Camry 2015 được công bố
-
Đại gia Hà thành sẽ "thâu tóm" khách sạn Kim Liên?
-
Đồng hồ đeo tay - món quà tinh tế tri ân những người thầy
-
Chia điểm cùng U.18 Thái Lan, HLV Hoàng Anh Tuấn thừa nhận các học trò yếu kém
-
Xếp hàng vài tiếng để mua gà thải về ăn
-
Trang Trần bốc đồng gây sốc dư luận khi bị khởi tố
-
Nhật ký chạy trốn tình yêu
-
Xe đón Hồ Ngọc Hà gây tai nạn kinh hoàng: Tài xế khai gì?
-
Phát hiện dùng hóa chất độc hại để sản xuất bia ở Trung Quốc
-
Tuyển sinh ĐH-CĐ 2016: Có nên bỏ cộng điểm ưu tiên khu vực?