Sáng 29/5, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam và Hội Khuyến học Việt Nam đã ký kết Thỏa thuận đồng tổ chức Chương trình khuyến học “VNPT - Chắp cánh tài năng Việt” và trao học bổng đặc biệt cho những SV có hoàn cảnh khó khăn nhưng vươn lên học tập tốt.
Chương trình khuyến học “VNPT - Chắp cánh tài năng Việt” do Hội Khuyến học Việt Nam khởi xướng, VNPT tài trợ và tổ chức liên tiếp từ năm 2006 đến nay. Qua 7 năm, VNPT đã dành hơn 10 tỷ đồng tổ chức trao học bổng cho gần 15.000 HS, SV trên khắp 63 tỉnh, thành cả nước, từ những tỉnh vùng sâu vùng xa đến nơi địa đầu tổ quốc. Mỗi chương trình trao Học bổng đều có sự phối hợp giữa Hội khuyến học Việt Nam và các đơn vị thành viên của VNPT.
Phát biểu tại buổi lễ, nhà báo Phạm Huy Hoàn - Giám đốc Quỹ khuyến học Việt Nam đánh giá cao sự hợp tác giữa VNPT và Hội Khuyến học Việt Nam trong công tác làm khuyến học những năm qua.
Nhà báo Pham Huy Hoàn cũng chia sẻ thêm, cùng với các hoạt động khuyến học thì VNPT còn tiếp sức với Hội khuyến học Việt Nam về hoạt động khuyến tài được thể hiện trong việc đồng hành tổ chức Giải thưởng “Nhân tài Đất Việt”, một trong những giải thưởng uy tín đã được tiến hành trong 8 năm qua. Giải thưởng “Nhân tài Đất Việt” được tổ chức từ năm 2005 xoay quanh lĩnh vực công nghệ thông tin nhưng đến nay với sự hỗ trợ của VNPT Giải thưởng đã mở rộng thêm sang lĩnh vực Y học, Khoa học Tự nhiên và năm nay là Môi trường.
Sẽ có thêm những suất học bổng đặc biệt
Ông Tô Mạnh Cường - phó Tổng giám đốc VNPT cho biết, năm 2013, chương trình Khuyến học “VNPT - Chắp cánh tài năng Việt” được tổ chức với nhiều đổi mới mạnh mẽ nhằm mang những suất học bổng và quà tặng có ý nghĩa hết sức thiết thực phục vụ cho việc học tập của các em HS, SV nghèo vượt khó, học giỏi.
Ngoài các suất học bổng trị giá 500.000 đồng - 1.000.000 đồng dành cho các em HS, SV nghèo vượt khó nói chung, mỗi tháng VNPT sẽ dành 2 suất học bổng đặc biệt trị giá 5.000.000 đồng để trao cho những HS, SV đặc biệt khó khăn, gia đình thuộc diện nghèo nhưng biết vươn lên trong học tập. Với hình thức lựa chọn đối tượng nhận học bổng này, VNPT mong muốn những suất học bổng giá trị sẽ ngày càng đến gần hơn với những em HS nghèo, đến đúng những địa chỉ xứng đáng nhất.
Bên cạnh đó, nhận thấy trong điều kiện khó khăn hiện nay, nhiều em HS, SV nghèo tại các tỉnh không có đủ những vật dụng cần thiết phục vụ cho học tập, từ năm 2013, ngoài những suất học bổng bằng tiền mặt, VNPT còn mang đến các em HS, SV những phần quà mang ý nghĩa thiết thực như: Máy tính, xe đạp, cặp sách, bút vở… Những phần quà này sẽ là những sự hỗ trợ tích cực nhất để tạo điều kiện học tập tốt hơn cho HS, SV nghèo trên khắp cả nước.
“VNPT luôn quý trọng người tài, chăm lo và nuôi dưỡng các tài năng trẻ của đất nước. Năm 2006, hưởng ứng Phát động của TW Hội Khuyến học Việt Nam, VNPT đã phối hợp với Hội Khuyến học Việt Nam tổ chức chương trình học bổng với tên gọi ban đầu “Học bổng VNPT - Vì sự nghiệp khuyến học” sau này là chương trình học bổng khuyến học “VNPT - Chấp cánh tài năng Việt”. Đây là một trong những chương trình trọng tâm của VNPT mà đại diện là báo điện tử VnMedia tổ chức thường niên từ 2006 đến nay. Hàng năm VNPT đều đặn trao 1,5 tỷ đồng để tổ chức trao học bổng cho các em HS, SV nghèo học giỏi” - ông Tô Mạnh Cường chia sẻ.
Tại lễ ký kết, lãnh đạo VNPT đã khẳng định: Với những kết quả đã đạt được, trong thời gian tới, VNPT sẽ tiếp tục đồng hành cùng Hội Khuyến học Việt Nam trong các chương trình khuyến học, khuyến tài nhằm một mục tiêu nâng cao chung: Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Nhân dịp này Trung Ương Hội Khuyến học Việt Nam đã quyết định trao tặng bằng khen cho VNPT vì đã có thành tích xuất sắc trong phong trào "Khuyến học - Khuyến tài, Xây dựng xã hội học tập"
Sau lễ ký kết, VNPT đã trao 1,5 tỷ đồng cho Quỹ khuyến học Việt Nam. Ngoài ra, VNPT cũng trao 3 suất học bổng đặc biệt, mỗi suất trị giá 5 triệu đồng dành cho 3 em SV có hoàn cảnh đặc biệt, là những tấm gương sáng về nghị lực và tinh thần hiếu học.
Đó là các em Lê Minh Thu - sinh viên năm 2 HV Công nghệ Bưu chính Viễn thông, là một sinh viên tàn tật, mọi sinh hoạt hàng ngày đều phụ thuộc vào xe lăn và sự giúp đỡ của người thân, nhưng em đã luôn là sinh viên giỏi của trường trong suốt hai năm liền; em Dương Thị Thủy - sinh viên ĐH Nông nghiệp Hà Nội, là sinh viên dân tộc thiểu số vùng đặc biệt khó khăn của tỉnh Cao Bằng, bố mẹ em hàng ngày một nắng hai sương làm ruộng, vừa trả nợ ngân hàng vừa phải nuôi em ăn học; em Nguyễn Thị Kim Chi - sinh viên năm 2 Trường CĐ Truyền hình. Khi mới 1 tuổi, mẹ bị liệt nằm một chỗ, bố bỏ đi, em lớn lên nhờ sự chăm sóc của ông bà ngoại và sự giúp đỡ hàng xóm xung quanh. Nhưng với nghị lực mạnh mẽ của mình, em đã vượt qua những khó khăn để trở thành một sinh viên năng động của Trường CĐ Truyền hình.
Nguyễn Hùng
{fcomment}
-
Châu Âu cảnh báo Thổ Nhĩ Kỳ về việc khôi phục án tử hình
-
Bà Rịa-Vũng Tàu giao thanh tra làm rõ nguồn gốc đất dự án Axis Hồ Tràm
-
Đặt lên bàn cân 5 đồng tiền quyền lực nhất thế giới
-
Bức họa gây sốc được mua đấu giá mức 46,5 triệu USD
-
VSA: Hàng loạt doanh nghiệp có nguy cơ đóng cửa vì thép Trung Quốc
-
Cả trăm xe khách dừng chạy phản đối việc chuyển khỏi bến Mỹ Đình
-
Lý do đặc biệt giúp tuyển Việt Nam được 'biệt đãi' ở Tây Á
-
Nhà cấp 4 mái Nhật đẹp hút hồn, bốn mặt hút gió và ánh sáng
-
Đánh xước inox là gì? Những loại vật tư nào cần có khi đánh xước inox?
-
“Nói không” với bắt nạt!