Lứa tuổi mới lớn – tuổi teen vẫn được biết đến như giai đoạn có nhiều thay đổi, nhạy cảm và mang ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. Giáo dục, ứng xử với trẻ ở lứa tuổi này ra sao đòi hỏi cha mẹ cần tìm hiểu và có phương pháp phù hợp. Diễn giả Vũ Việt Anh - Tổng Giám đốc Học Viện Thành Công đã trao đổi xung quanh vấn đề trên.
+ Nhiều cha mẹ không thể tìm được tiếng nói chung và cảm thấy bất lực trong phương pháp giáo dục với con ở lứa tuổi teen. Ông có thể cho biết đặc điểm cơ bản đáng chú ý của tuổi mới lớn hay còn gọi tuổi teen.
Tuổi teen có thể tính bắt đầu từ 10 - 17 tuổi. Đặc điểm tâm sinh lý ở lứa tuổi này đó là đang ở giai đoạn chuyển từ trẻ con lên người lớn. Các em thích khẳng định cá tính bản thân, có sở thích khác biệt, thích sự độc lập và thậm chícòn thể hiện sự nổi loạn. Lứa tuổi này các em có sự biến đổi nhiều về tâm sinh lý, cả về tinh thần lẫn hình thể cùng các thay đổi về nhận thức và cảm xúc.
Nhiều phụ huynh cũngnói rằngkhi bé con rất ngoan, nhưng đến giai đoạn này lại lầm lỳ không chịu nói chuyện với bố mẹ, hay nổi khùng, nổi nóng, ăn nói không gọn gàng, cục cằn, có biểu hiện trống đối với bố mẹ… Biểu hiện này không khó hiểu bởiđây là giai đoạn các em đã có những nhận thức, thế giới quan, quan điểm riêng. Chính vì vậy vai trò của giáo dục gia đình trong giai đoạn này vô cùng quan trọng. Nó giống như bản lề, có thể mang đến chuyển biến tốt đẹp nhưng cũng có thể là những tiêu cực cho cuộc đời các em.
+ Như phân tích ở trên thì đây là giai đoạn khá phức tạp trong việc hình thành nhân cách trẻ. Vậy cha mẹ cần chuẩn bị điều gì cho con khi bước vào tuổi teen cũng như bản thân mình để đối diện với thực tế.
Vấn đề chuẩn bị cho giai đoạn này vô cùng quan trọng. Cha mẹ cần chuẩn bị cả tinh thần lẫn vật chất cho trẻ. Bản thân cha mẹ trước những biến đổi về tâm sinh lý của con cần biết đón nhận những thay đổi đó cho dù không như ý mình mong muốn kỳ vọng. Khi cha mẹ chuẩn bị được mặt tâm lý kĩ càng cũng chính là cáchđể quản lý cảm xúc, tránh stress cho chính mình và con trẻ...
Với đề án “Nuôi dạy con tốt” đã cho tôi cơ hội đi tới 15 tỉnh thành, được gặp các bà mẹ ở nhiều lứa tuổi, nghề nghiệp… khác nhau và đã có hơn 4000 cuộc phỏng vấn với các bà mẹ này. Tôi nhận thấy, hầu như họ chưa có sự chuẩn bị kĩ càng mọi mặt cho các con trong giai đoạn này. Họ có thể đi học cách chăn nuôi gia súc, trồng cây, học cách kinh doanh… nhưng học cách nuôi dạy con, chuẩn bị cho con ở tuổi teen thì lại bỏ ngỏ không học. Hơn 90% các bậc phụhuynh không có sự chuẩn bị. Thực tế này rất đáng báo động vì giai đoạn này vô cùng quan trọng. Mặt khác, hiện nay cũng không có một đơn vị, trường lớp nào có thể dạy đầy đủ cho các bậc phụ huynh về phương pháp nuôi dạy con mà đa phần các bậc phụ huynh dựa vào kinh nghiệm bản thân, nghe qua bạn bè chia sẻ hoặc tự tìm tòi.
+ Phương pháp giáo dục nào của cha mẹ sẽ phù hợp với trẻ ở lứa tuổi teen?
Tôi có thể khẳng định, nếu bố mẹ không hiểu biết về quá trình phát triển này sẽ vô cùng khó khăn để tiếp xúc và tìm hiểu con cái. Thực tế cho thấy, bố mẹ truyền đạt thông tin đến con với danh nghĩa là bố, là người lớn hơn nên thường có sự áp đặt, chỉ đạo. Điều đó tác động tới tâm lý và có thể khiến trẻ không nghe lời, lầm lỳ, bỏ đi không nói chuyện, chống đối lại bố mẹ, chiến tranh lạnh, làm điều ngược lại…
Bố mẹ cần biết sử dụng các thông tin, và ngôn từ phù hợp để giáo dục trẻ sẽ tránh được các hành vi tiêu cực. Khi nói với con, cha mẹ có thể ngồi gần bên con, vỗ về an ủi sẽ rất khác với việc quát mắng. Khi trẻ không học, hay có kết quả tập chưa tốt cũng tuyệt tránh việc vung tay đập bàn mắng mỏ. Cách dạy bảo này khiến trẻ không thể đón nhận những thông điệp từ cha mẹ muốn truyền tới. Giữa cha mẹ và con không thể thiếu sự đối thoại.
Với giáo dục tuổi teen, cha mẹ cần điều chỉnh hai điều. Thứ nhất về ngôn ngữ cần tập trung vào điều mình mong muốn và sử dụng những ngôn ngữ tích cực. Thứ hai là thay đổi về hành vi (tư thế ngồi với con, tâm sự với con). Khi dạy trẻ bố mẹ nên dùng từ hình ảnh hơn lý thuyết. Trẻ không thích nghe nhiều, cần chọn lọc ngôn mang đậm tính hình ảnh và ngắn gọn. Bố mẹ mong muốn điều gì ở con thì nói thẳng vào vấn đề đó. Trẻ sẽ hiểu ra thông điệp từ những ngôn từ trực tiếp.
Tuy nhiên nếu “ngọt” mà chưa đạt hiệu quả cần kết hợp thêm biện pháp “rắn” hơn. Thế nhưng ở đây không phải là dùng bạo lực mà là vấn đề đặt ra những nguyên tắc, quy định. Không có kỷ luật cũng khiến trẻ tự do bừa bãi. Đặc biệt, trong giáo dục trẻ tuổi teen không hẳn lúc nào cũng áp dụng lời nói động viên khuyến khích mà cần có những quy định. Để tránh sự áp đặt trong các quy định thì cần sự thống nhất về quy định giáo dục đó trong toàn gia đình (đặc biệt trong gia đình nhiều thế hệ). Gia đình cần thảo luận dân chủ, tôn trọng ý kiến mỗi người, tránh sự áp đặt ý kiến chủ quan cá nhân khi đưa ra quy định. Bản thân trẻ cũng phải được tranh luận khi thống nhất và đưa ra các quy định. Khi đưa ra những quy định, nội quy… làm và không nên làm cần tránh quá dài khó nhớ. Việc duy trì ra sao với những quy định này cũng vô cùng quan trọng.
Giáo dục trẻ, đặc biệt trẻ ở tuổi teen là cả nghệ thuật đòi hỏi cha mẹ dành thời gian để nghiên cứu, hiểu biết… tìm ra phương pháp phù hợp. Hãy tự đặt cho mình câu hỏi: Mục tiêu cuối cùng của mình khi đi làm để làm gì? Phấn đấu trong công việc, cuộc sống làm gì?... Chắc chắn là để dành cho gia đình, những đứa con. Vì vậy đừng thờ ơ, xao nhãng việc giáo dục con trẻ.
+ Nhiều cha mẹ rơi vào tình trạng bất lực, stress khi lứa tuổi teen hay chống đối, thể hiện cái tôi cá nhân, kết quả học tập không như mong muốn… Ông có thể nói gì về điều này.
Về mặt tâm lý, tình trạng đó diễn ra thường xuyên sẽ khiến nhiều cha mẹ rơi vào tổn thương bởi họ đang kỳ vọng một điều mà trẻ không đạt được (Điều này hay xảy ra với các bậc phụ huynh theo chủ nghĩa hoàn hảo, muốn con phải tốt, giỏi mọi mặt. Con giống như vật trang trí của bố mẹ. Con sống vì kỳ vọng của bố mẹ chứ ko được sống vì cuộc đời của trẻ). Nhiều trẻ vì không đáp ứng được kỳ vọng của cha mẹ mà chịu cảnh bị áp đặt những nguyên tắc kỷ luật hay sự so sanh với bạn khác giỏi hơn, thậm chí có cả sỉ nhục…
Khi được dãi bày tâm sự, nhiều em đã kể với chúng tôi: Cháu không thích học môn A nhưng bố mẹ ép nên đành học. Học mãi cũng tiến bộ chút ít, nhưng dù có như vậy thì bố mẹ vẫn chửi cháu là “ngu”. Bố mẹ so sánh với các bạn khác: “con nhà người ta toàn 8-9 điểm sao mày học mãi vẫn ngu”. Cháu tức lắm, đã thế cháu để ngu luôn cả thể. Cháu không thèm học nữa.
Cha mẹ nắm bắt được phương pháp giáo dục thì việcdạy con đơn giản nhẹ nhàng. Nếu quá giận sẽ mất khôn và cũng không thể tính táo để đưa ra giải pháp giáo dục tốt. Cha mẹ nên hiểu: Nhiều điều đã xảy ra sẽ không thể thay đổi mà chỉ có thể thay đổi hiện tại để tương lai tốt đẹp hơn. Muốn tương lai của trẻ tốt đẹp hơn trong tương lai cha mẹ hay thay đổi ngay hành động của mình trong hiện tại.n
Nguồn GDTĐ
-
Hot boy Việt kiều Trọng Hiếu trổ tài khiến Thanh Bùi khâm phục
-
Fan Việt lại tấn công trang cá nhân của trợ lý HLV tuyển Thái Lan
-
Sharp rục rịch sản xuất màn hình OLED cho iPhone năm 2019
-
Khó truy xuất nguồn gốc nông sản tại chợ đầu mối
-
CSGT phát hiện hàng trăm chai rượu và gỗ lậu
-
Giá sữa dễ lên, khó xuống
-
Những chiếc xe "kỳ cục" nhất tại Woodward Dream Cruise 2016
-
Dịch Ebola: WHO tuyên bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu
-
3 cán bộ ngành than chết ngạt dưới hầm lò
-
Hoài Linh đau khổ cố nén nước mắt vì đồng nghiệp