Dương Ngọc Minh – Từ phạm nhân trở thành “ông vua” xuất khẩu cá tra

ngày 08/07/2012

Ông chủ của Thủy sản Hùng Vương từng có gần 6 năm ngồi tù. Hiện tại, ông Minh là một trong những người giàu nhất trên TTCK.
48aHVGDuongNgocMinh080720128
Ông Dương Ngọc Minh là chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ của CTCP Hùng Vương - một trong những doanh nghiệp lớn nhất ngành thủy sản Việt Nam.
 
Ông Minh hiện đang nắm giữ 23,4 triệu cổ phiếu HVG, tương đương 35,5% cổ phần của Hùng Vương. Lượng cổ phiếu này hiện có trị giá 880 tỷ đồng, đưa ông trở thành người giàu thứ 22 trên thị trường chứng khoán và là doanh nhân giàu thứ 2 trong lĩnh vực thủy sản.
 
Người giàu nhất hoạt động trong lĩnh vực thủy sản là bà Trương Lệ Khanh - Chủ tịch của CTCP Vĩnh Hoàn (VHC), với lượng cổ phiếu trị giá 980 tỷ đồng.
 
Vốn hóa thị trường của một số cổ phiếu thủy sản ngày 6/7
 
Tiểu sử tóm tắt:
 
Họ tên
Dương Ngọc Minh
Ngày sinh 22/10/1956 (56 tuổi)
Nguyên quán Tp.Hồ Chí Minh
Chức vụ - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc CTCP Hùng Vương (HVG)
  - Chủ tịch HĐQT CTCP Thức ăn chăn nuôi Việt Thắng (VTF)
  - Thành viên HĐQT Agifish (AGF)
  - Chủ tịch HĐQT Công ty Nuôi trồng Thủy sản Hùng Vương - Miền Tây;
  - Chủ tịch HĐQT CTCP Địa ốc An Lạc
Tài sản 35,5% cổ phần CTCP Hùng Vương
 
 
Quá trình công tác: Từ năm 2007 đến nay : Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc CTCP Hùng Vương.

2003-2007 : Giám đốc Công ty TNHH Hùng Vương;

Từ năm 1988 đến năm 1994 : Giám đốc Công ty chế biến Thực phẩm Xuất khẩu Hùng Vương;

Từ năm 1984 đến năm 1987 : Phó Giám đốc Nông trường Duyên Hải, Quận 6;

Từ năm 1978 đến năm 1983 : Chỉ huy trưởng Duyên Hải, Quận 6, TP.HCM;

-----------------------------------------
 
Sản phẩm chính của Hùng Vương là cá tra
 
Sau ngày giải phóng, Dương Ngọc Minh tham gia Thanh niên xung phong xây dựng vùng Duyên Hải (nay là huyện Cần Giờ, TPHCM). Ở nơi heo hút đó, Nông trường Duyên Hải đã được thành lập, áp dụng thí điểm mô hình nuôi tôm, lấy thu bù chi.

Được bổ nhiệm làm phó giám đốc nông trường phụ trách sản xuất kinh doanh, Dương Ngọc Minh tập hợp đội ngũ cộng sự, tiến hành cải tạo môi trường sản xuất, rồi mới tích nước nuôi tôm, tìm nguồn giống đảm bảo chất lượng, thức ăn phù hợp. 

Đến năm 1984, ông được bổ nhiệm vào vị trí Giám đốc Công ty Đông lạnh Hùng Vương - một doanh nghiệp nhà nước tại quận 6, TPHCM. Công ty đã nhanh chóng vươn lên vị trí hàng đầu trong ngành xuất khẩu thủy sản, với giá trị xuất khẩu hơn 30 triệu USD/năm.

Ông chủ Hùng Vương hiện là người giàu thứ 22 trên TTCK và là người giàu
thứ 2 trong lĩnh vực thủy sản
 
Nhưng đến năm 1995, tỷ giá USD biến động chóng mặt khiến những món nợ nhập khẩu máy móc, thiết bị trở nên quá sức chi trả, công ty vỡ nợ, phá sản. Giám đốc Dương Ngọc Minh phải ra tòa và nhận án tù vì tội gây thiệt hại kinh tế nghiêm trọng.
 
Dương Ngọc Minh từng nhắc lại chuyện cũ như thế này:“Sau thời gian đầu thành công, chúng tôi gặp khó khăn do tình hình lạm phát. Lúc nhập máy móc thiết bị từ Nhật với phương thức trả chậm, tỉ giá đồng yen lúc đó khoảng 280 yen đổi 1 USD. Lúc công ty trả thì đồng yen lên giá còn 150 yen đổi 1 USD, tính ra số tiền thanh toán thiết bị tăng gấp đôi lúc nhập.

 
Chúng tôi vay vốn bằng ngoại tệ từ nước ngoài để xây dựng trụ sở, mua thiết bị sản xuất. Khi Nhà nước vào kiểm toán thì tính bằng đồng Việt Nam thời điểm xây dựng nên không phản ánh được thực tế. Từ kết quả kiểm toán, tôi bị khởi tố tội cố ý làm trái quy định nhà nước”.

Trong phiên tòa phúc thẩm, ông bị buộc thêm tội lập quỹ trái phép và lãnh án 10 năm tù. Sau 6 năm cải tạo tại trại giam Xuân Lộc, Dương Ngọc Minh đã được đặc xá trước thời hạn.

Nhờ thành tích cải tạo tốt, ông được xét ân giảm, ra tù trước thời hạn. Trở về, ông quyết chí trở lại thương trường.
 
Năm 2003, ông thành lập công ty, tiếp tục giữ cái tên Hùng Vương đã gắn bó với mình từ thuở trước.
 
Mặc dù đã quen với con tôm nhưng ông quyết định chọn sản phẩm chủ lực của Hùng Vương là cá tra.
 
 
-----------------------------------
 
Một số chỉ tiêu tài chính của Hùng Vương
 
 
Công ty Cổ phần Hùng Vương tiền thân là Công ty TNHH Hùng Vương được thành lập và đi vào họat động sản xuất tại Khu Công nghiệp Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang năm 2003 với ngành nghề chính là chế biến cá tra fillet đông lạnh xuất khẩu, vốn điều lệ ban đầu là 32 tỷ đồng.

Năm 2004, Công ty phát triển nhà máy thứ 2 tại KCN Mỹ Tho, nâng công suất chế biến lên gấp 3 lần.

Năm 2005, Công ty mua đấu giá nhà máy thủy sản Tiền Giang và thành lập Công ty TNHH An Lạc – Tiền Giang. Đồng thời, Công ty cũng đầu tư xây dựng vùng nuôi có diện tích là 40 ha ở huyện Cái Bè tỉnh Tiền Giang và Huyện Chợ Lách tỉnh Bến Tre.

Biến động giá cổ phiếu
HVG từ khi lên sàn
 
Năm 2006, Hùng Vương thành lập mới Công ty TNHH Châu Á ở KCN Mỹ Tho, Tiền Giang và mua lại Công ty Chế biến Thủy sản Vĩnh Long (đổi tên là Công ty TNHH Hùng Vương – Vĩnh Long).
 
Tháng 1 năm 2007, Hùng Vương chính thức trở thành công ty cổ phần với vốn điều lệ 120 tỉ đồng và nâng lên 250 tỷ để hợp nhất các công ty con và đầu tư kho lạnh tại KCN Tân Tạo, Tp HCM.
 
Ngoài ra, Hùng Vương còn góp vốn thành lập CTCP Nuôi trồng Thủy sản Hùng Vương - Miền tây với tỷ lệ góp vốn là 48% trên vốn điều lệ là 150 tỷ đồng.
 
Trong năm 2008, Công ty phát hành riêng lẻ cho các nhà đầu tư lớn nâng vốn điều lệ lên 420 tỷ đồng, thu về thặng dư vốn hơn 800 tỷ đồng và phát hành cổ phiếu để trả cổ tức tăng vốn điều lệ lên 495 tỷ đồng. Công ty cũng thực hiện mua cổ phần chi phối các công ty con như Công ty TNHH Hùng Vương – Sa Đéc (Đồng Tháp) đồng thời thành lập Công ty Cổ phần Châu Âu (Tiền Giang).
 
Các công ty thuộc hệ thống Hùng Vương
 
 
Mở rộng hoạt động thông qua M&A
 
Trong quá trình phát triển, có thể thấy Hùng Vương liên tục thực hiện mở rộng hoạt động thông qua việc mua lại cổ phần của các doanh nghiệp khác.
 
Từ những thương vụ đầu tiên như An Lạc, Thủy sản Vĩnh Long sau đó là Thức ăn chăn nuôi Việt Thắng, Agifish, Faquimex Bến Tre và Thủy sản Tắc Vân.
 
Hoạt động M&A kết hợp với tự đầu tư, Hùng Vương đã xây dựng được chuỗi giá trị đầy đủ từ vùng nuôi cá nguyên liệu, thức ăn chăn nuôi, chế biến, kho lạnh...
 
Giá trị xuất khẩu (triệu USD) của Vĩnh Hoàn, Hùng Vương và Agifish từ 2009-2011
 
 
Trong những năm gần đây, Vĩnh Hoàn (VHC), Hùng Vương (HVG) và Agifish (AGF) lần lượt giữ 3 vị trí dẫn đầu trong top các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra. Tuy nhiên, do Agifish là công ty con của Hùng Vương nên thực tế thì Hùng Vương là doanh nghiệp dẫn đầu.
 
 
Cơ cấu cổ đông của của Hùng Vương
 
 
--------------------------------------------------

Theo TTVN