Cựu chiến binh trên 90 tuổi vẫn dạy con: Có tâm mới làm lương y

ngày 25/12/2014

Cụ Phạm Ngọc Thung, 94 tuổi, cựu chiến binh theo đạo Công giáo vẫn luôn dạy con: Có tâm mới làm lương y.
 
Người công giáo già sống tốt đời đẹp đạo

Chúng tôi có dịp về Thái Bình và được gặp cụ Phạm Ngọc Thung, cựu chiến binh ở xã Đồng Thanh, huyện Vũ Thư. Nay, dù đã ngoài cửu thập, cụ vẫn rất minh mẫn với mái tóc bạc phơ, chòm râu trắng.

Năm 2013, cụ Phạm Ngọc Thung và vợ là cụ bà Nguyễn Thị Mậu có đơn xin gia nhập Đạo Công giáo. Đức tổng Giuse Ngô Quang Kiệt biết chuyện hai cụ có đơn xin gia nhập Đạo mà còn nhiều khó khăn như xa nhà thờ, tuổi tác đã cao đi học giáo lý xa nhà nên ngài đích thân cùng một số Cha giáo về tận gia đình thăm hỏi rồi phân công các Cha dạy giáo lý dự tòng.

Cụ Thung trong buổi lễ rửa tội.
Sau đó, cụ ông có tên Thánh là Giuse và cụ bà là Terexa. Ngày 4/5/2014, 2 cụ đã được lãnh nhận bí tích rửa tội và bí tích khai tâm tại giáo sứ Gia Lạc, giáo phận Thái Bình.

Cụ Thung là cựu chiến binh được nhà nước tặng thưởng Huân, Huy chương vì có nhiều thành tích, công lao đóng góp cho đất nước trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ.

Dù tuổi đã cao nhưng cụ Thung vẫn không ngừng đóng góp cho xã hội. Cụ là công dân gương mẫu ở nơi cư trú, một người Công Giáo sống tốt đời đẹp Đạo. Cụ như một tấm gương sáng cho con cháu và bà con lối xóm noi theo.

Ông Lâm Xuân Thìn, Chủ tịch Hội cựu chiến binh xã Đồng Thanh cho biết: “Hội chúng tôi có 286 hội viên thì cụ Thung là người cao tuổi nhất. Cụ tham gia hoạt động cách mạng từ đầu năm 50 của thế kỷ trước.

Cụ Thung cùng Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Đệ, Giám mục giáo phận Thái Bình.
Năm 1986, cụ vào Ban chấp hành hội. Năm 2006, cụ nghỉ trong ban chấp hành nhưng mọi sinh hoạt của Hội, cụ tham gia đều, rất tích cực.

Vị chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã Đồng Thanh cho biết thêm: “Cụ Thung đi đầu trong phong trào nông thôn mới. Cụ đóng góp hàng trăm triệu đồng để xây dựng đường bê tông nông thôn, xây dựng đình làng, chùa chiền, ủng hộ tư trang cho hội cựu chiến binh. Với vùng quê thuần nông thì những đóng góp trên là rất đáng quý”.

Cụ Thung nhớ lại, từ năm 1950, Cụ tham gia đội chủ lực của địa phương, tham gia rào làng, kháng chiến, đào hầm, chống càn. Ngày ấy, giặc Pháp cố thủ trong bốt với súng ống, đạn dược tối tân, còn quân ta lúc đó chỉ có gậy, thuổng, cuốc, mai, được mài sắc. Đêm đêm, quân ta phát loa kêu gọi địch đầu hàng, ngày thì vận động bà con chống càn chống giặc, bảo vệ Việt Minh đang nằm vùng tại các gia đình.

Một lần, Tây đi càn, chúng quyết bắt sống lực lượng chủ lực của ta. Lúc ấy, cụ được đi học rồi về làm thôn đội trưởng làng An Điện, gần các bốt Tây chiếm đóng cạnh xã Đồng Thanh.
Cụ Phạm Ngọc Thung dạy con: Muốn làm lương y phải có tâm với người bệnh.
Cụ Thung bị Tây đuổi bắt, thằng Tây chỉ cách cụ có 2m mà để vuột mất. Thời chống Mỹ, cụ Thung được bầu làm cán bộ hợp tác xã. Nhà cụ có lúc trở thành ủy ban nhân dân xã, là nơi tập kết súng đạn, nuôi giấu cán bộ Việt Minh.

‘Con muốn làm làm thầy thuốc, phải thương bệnh nhân’


Cụ Thung tâm sự: “Tôi muốn trở thành người Công giáo tốt và trước hết phải là người công dân tốt”. Không chỉ tự tâm niệm sống tốt, hai cụ đã dạy dỗ con cháu biết yêu thương, đoàn kết, sống bác ái, sống có đạo đức, giữ gìn tình làng nghĩa xóm.

Trưởng nam cụ Thung là lương y Phạm Cao Sơn đã nghe theo lời cha mẹ để trở thành một lương y tốt.

Lương y Sơn nổi tiếng với 3 bài thuốc: Thống phong (gout); Phong tê thấp A (chữa bệnh xương khớp) và viêm loét dạ dày, đại tràng mà VTC News đã đăng tải trước đó.

Nhiều bệnh nhân đã gửi phản hồi sau khi dùng thuốc của lương y Sơn, Trung tướng Nguyễn Hữu Hạ, nguyên Hiệu trưởng Trường Sỹ Quan lục Quân I, từng công tác tại Bộ Tổng tham mưu chia sẻ: “Tôi bị gout từ năm 2003, khớp ngón cái sưng đỏ, cả bàn chân đau nhức không đi lại được. Tôi uống đủ loại thứ thuốc, ban đầu tôi uống Colchicine được mấy ngày thì đỡ. Nhưng chỉ một thời gian ngắn sau đó cơn gout lại xuất hiện. Giờ dùng thuốc của lương y Sơn, căn bệnh của tôi đã ổn định”.
Cụ Thung và lương y Sơn.
Ông Đỗ Quý Kính, 78 tuổi, nguyên Giám đốc đài phát thanh truyền hình Thái Bình chia sẻ: “Tôi bị Gout từ đầu năm 2001, khớp ngón chân cái và khớp đầu gối bị sưng tấy, rất đau. Cứ vài tháng lại bị một cơn đau khủng khiếp. Tôi đã uống đủ thứ mà không khỏi. Sau đó, tôi uống thuốc được hai đợt. Hiện giờ, tôi ăn uống tốt, không còn đau”.

Bác sỹ Bùi Trọng Nghĩa, trưởng phòng khám Trọng Nghĩa (Thái Bình) cho biết: Bài thuốc của lương y Sơn đã đưa những người bệnh ra khỏi giường và đưa họ trở lại với cuộc sống bình thường.

Còn bác sỹ Phạm Huy Củng, nguyên Vụ trưởng Vụ Y học cổ truyền Bộ Y tế nói: Bài thuốc này rất hay gồm các vị thuốc quân thần tá sứ. Hiện nay, việc sử dụng công nghệ tiến tiến được áp dụng để chiết xuất, chắt lọc làm ra sản có chất lượng, an toàn cho người sử dụng.

Không chỉ có thuốc tốt, lương y Sơn còn đi làm từ thiện nhiều, ủng hộ cho các bệnh nhi bị ung thư, bệnh nhi ở các trung tâm bảo trợ xã hội. Số tiền, thuốc được ủng hộ đã lên tới hàng tỷ đồng.

Lương y Sơn phối hợp với phòng khám Trọng Nghĩa và phòng khám Thiên Ân (Thái Bình) do Đức cha FX Nguyễn Văn Sang sáng lập để khám, chữa bệnh miễn phí cho nhiều người nghèo.

Ông tâm sự: “Bố tôi chính là tấm gương cho tôi học tập về cách sống. Ông dặn tôi, con làm thầy thuốc cần phải có y đức trong sáng, biết yêu thương người bệnh nghèo, luôn luôn học thầy, học bạn.

Bệnh nhân chính là ân nhân của tôi. Từ lời dạy của thân phụ, tâm nguyện của tôi là mong được phục vụ những bệnh nhân cô đơn, thật sự nghèo khó, không nơi nương tựa.

Những bệnh nhân có hoàn cảnh như trên xin hãy đến địa chỉ nhà 8/2, ngõ 15 Phương Mai, Hà Nội; ĐT: 046.2928.048 – 0985.014.859, tôi sẽ trực tiếp khám, cấp thuốc miễn phí. Bệnh nhân nghèo ở xa không có tiền, không nơi nương tựa, tôi sẽ biếu tiền tầu xe”.

Theo VTC News