Trong ngành công nghiệp nước ta, cát thủy tinh được xem là nguyên liệu vàng với giá trị kinh tế cao và có tiềm năng phát triển. Sản phẩm này có mặt trong nhiều ngành công nghiệp, điển hình là ngành công nghiệp xử lý bề mặt sản phẩm.
Một số đặc điểm của cát thủy tinh
Mặc dù có giá trị kinh tế thấp nhưng cát thủy tinh lại có thành phần chính là SiO2 - một vật liệu quan trọng trong nhiều ngành công nghiệp phục vụ đời sống. Cát thủy tinh có dạng tinh thể hạt trơ khi ở điều kiện tự nhiên. Thông thường, cát thủy tinh được khai thác bằng phương pháp tuyển rửa, sàng lọc.
Nguồn cát thủy tinh ở nước ta hiện nay
Việt Nam có mỏ cát thủy tinh với trữ lượng lớn, đa phần cát nằm lộ thiên nên rất dễ khai thác. Cát thủy tinh có nhiều nhất ở vùng miền Trung nước ta. Riêng địa bàn tỉnh Khánh Hòa đã có 4 mỏ cát thủy tinh với tổng trữ lượng khoảng 64 triệu tấn. Mỏ cát của Khánh Hòa nổi tiếng thế giới về chất lượng, ít tạp chất và đạt tiêu chuẩn sản xuất thủy tinh cao cấp. Vì vậy, nguyên liệu cát tại đây thường xuyên được xuất sang Nhật Bản rồi Hàn Quốc, Trung Quốc, Philippines, Malaysia… Tuy nhiên, thời gian đầu Khánh Hòa và nhiều tỉnh miền Trung khác đều chỉ xuất nguyên liệu thô nên nguồn lợi thu được không nhiều.
Mặc dù nước ta có nguồn nguyên liệu cát thủy tinh lớn nhưng ngành công nghiệp chế biến cát còn ở mức thấp, chưa phát triển nên chủ yếu xuất khẩu thô với giá trị thấp.
Ngành cát thủy tinh ở Việt Nam có thế mạnh để phát triển
Chính bởi những yếu tố trên Việt Nam được đánh giá là một trong những nền kinh tế mới, có tiềm năng tăng trưởng cao trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Các nguyên vật liệu như cát thủy tinh và hạ tầng công nghiệp được chú trọng và có tiềm năng tăng trưởng cao trong thời gian tới.
Nhu cầu cát thủy tinh (silica sand) của Thế giới dự báo tăng 5.6% mỗi năm, trong khi đó các loại vật liệu xây dựng được làm từ cát như tấm Ceemboard, kính nổi, kính cường lực đang có nhu cầu cực lớn từ thị trường. Hiện nay, doanh nghiệp Việt Nam mới chỉ dừng lại ở khâu cung cấp nguyên liệu thô, điều đó chứng tỏ thị trường cát còn rất nhiều tiềm năng chưa được khai thác hết.
Cát thủy tinh góp phần vào công đoạn xử lý bề mặt kim loại hiệu quả
Cát thủy tinh là nguyên liệu phổ biến dùng cho máy phun cát và xử lý bề mặt sản phẩm trong đó, cát thủy tinh là nguyên liệu dùng cho việc xử lý bề mặt kim loại. Cát thủy tinh cao cấp có hình dạng hình cầu nên cân bằng được áp lực bên trong và chống vỡ vụn. Nó có thể chịu được nhiều tác động và cho phép tái tạo sử dụng nhiều lần liên tục. Trong ngành công nghiệp xứ lý bề mặt sản phẩm, cát thủy tinh giúp loại bỏ rỉ sét và ăn mòn mà không làm ảnh hưởng đến cơ sở vật chất. Cát thủy tinh cũng là nguyên liệu đi cùng với máy phun cát để phun lên các bề mặt giúp làm sạch sản phẩm mà không thay đổi chất lượng, thẩm mỹ của sản phẩm, không làm ô nhiễm môi trường.
(Nguồn: danhbongkimloai.com.vn)
-
Người dùng máy tính Việt bị `móc túi` 8.500 tỷ đồng
-
Chủ tịch Triều Tiên thị sát tập trận tên lửa chống hạm mới
-
'Cây thông mini' đắt khách mùa Giáng sinh 2021
-
Giá vàng hôm nay 19/3: Thị trường hụt hơi, quay đầu giảm mạnh
-
Hoãn cưới `con gái rượu`
-
Bức họa gây sốc được mua đấu giá mức 46,5 triệu USD
-
Tết thiếu nhi của những em nhỏ đặc biệt
-
Shark Linh chỉ cách tiết kiệm 240 triệu trong 10 năm, MXH tranh cãi gay gắt
-
Thích thú với màn hip Hop “Tây du ký” của thí sinh Bước nhảy hoàn vũ nhí
-
Bắc Giang giành 58 giải trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia năm học 2020-2021