Bayer cùng nông dân vượt thử thách trong nông nghiệp

ngày 18/11/2016

Các chuyên gia cho rằng, lúa gạo Việt cần ứng dụng thêm công nghệ và nhiều biện pháp hữu hiệu để có thể cạnh tranh trong tương lai.

Theo dự báo của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO), đến năm 2050, nhu cầu lúa gạo trên toàn cầu sẽ tăng gấp đôi sản lượng hiện tại. Tuy nhiên, sản xuất hiện giảm đến 1,1 triệu tấn. Thêm vào đó, xuất khẩu lúa gạo Việt Nam được dự báo sẽ giảm 14%, tương đương 5,65 triệu tấn trong năm 2016 và thấp hơn 800.000 tấn so với ước tính ban đầu.

Hội thảo Lúa gạo lần thứ tư được tổ chức ngày 11/11 tại TP HCM trong bối cảnh ngành nông nghiệp, đặc biệt là lĩnh vực sản xuất lúa gạo và người nông dân Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức. Với chủ đề “Nâng cao giá trị và xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam”, hội thảo quy tụ hơn 150 đại biểu đến từ khối nhà nước và tư nhân trong lĩnh vực nông nghiệp.

Tại hội thảo, ông Kohei Sakata, Tổng giám đốc Bayer Việt Nam chia sẻ các giải pháp sáng tạo của công ty giúp nông dân Việt Nam vượt qua thử thách của ngành nông nghiệp.

polyad

Ông Kohei Sakata, Tổng giám đốc Bayer Việt Nam, một trong những diễn giả chính, trình bày về các giải pháp sáng tạo của Bayer.

"Việc nghiên cứu và phát triển các giống lúa mới của Bayer giúp người nông dân đối mặt với các thách thức này. Lúa lai của chúng tôi cho năng suất cao hơn 20%, khả năng chống chịu tốt hơn, hệ thống rễ phát triển mạnh nên có khả năng hấp thu nước và chất dinh dưỡng tối ưu", ông Kohei khẳng định. Cụ thể, đơn vị đã ra mắt hai giống lúa lai mới là BTE1 và TEJ Vàng, đáp ứng các điều kiện của thị trường Việt Nam. Nhờ vào ưu thế lai, giống mới có những ưu điểm vượt trội so với lúa thuần.

Lãnh đạo doanh nghiệp cũng cho biết, trong tương lai sẽ đưa vào thực tế nhiều giống lúa lai có khả năng kháng rầy nâu (BPH), chịu ngập, chịu mặn và kháng bệnh đạo ôn. "Các giống này góp phần mang lại năng suất cao hơn, qua đó đảm bảo nguồn thu nhập cho các nông hộ nhỏ lẻ tại Việt Nam. Điều này thể hiện sứ mệnh của chúng tôi trong việc đóng góp cho nền kinh tế, hệ sinh thái và xã hội", ông Kohei Sakata chia sẻ

polyad.Các diễn giả thảo luận tại hội thảo.


Tiếp theo là nâng cao năng lực cho nhà nông bằng cách cung cấp cho họ công cụ, giải pháp kỹ thuật và huấn luyện, nâng cao năng suất nông nghiệp bền vững và thân thiện với môi trường. Ngoài ra, việc mở rộng quan hệ đối tác trên toàn chuỗi giá trị lúa gạo, giữa khối nhà nước và tư nhân cũng là một trong những mục tiêu mà công ty không ngừng hoàn thiện.Từ năm 2014, đơn vị này đã phát triển và thực hiện kế hoạch hành động bốn điểm với cách tiếp cận toàn diện giúp giải quyết thách thức ngành nông nghiệp Việt Nam đang đối mặt. Doanh nghiệp đặt mục tiêu đi đầu trong phát minh cải tiến để giải quyết những thách thức chính trong canh tác lúa thông qua những giải pháp mới và hiện đại.

polyad

Toàn cảnh hội thảo Lúa gạo lần thứ 4 tại TP HCM


Bayer cũng là thành viên của CropLife Việt Nam từ nhiều năm qua. Cùng với tổ chức này, thông qua chương trình trách nhiệm của nhà sản xuất, công ty đã mang đến cho nông dân Việt Nam nhiều khóa tập huấn nhằm giúp họ sử dụng các sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật an toàn và có trách nhiệm. Ngoài ra, công ty còn cung cấp tài liệu hướng dẫn cụ thể về cách sử dụng sản phẩm an toàn, tầm quan trọng của quần áo bảo hộ, bảo quản và xử lý các sản phẩm đúng cách.Về mục tiêu này, ông Kohei Sakata đồng thời cập nhập dự án Chuỗi giá trị Lúa gạo (Rice Value Chain - RVC) mà Bayer bắt đầu từ năm 2013. Đến nay dự án đã mở rộng đến nhiều tỉnh. Các nông dân tham gia RVC đã giảm được trung bình 9% chi phí đầu vào trong khi tăng 6% năng suất, qua đó lợi nhuận tăng gần 30%.

Nguồn Vnexpress