Anh : Bê bối tín dụng ngân hàng phải bồi thường khách 2 tỷ USD

ngày 23/08/2013

Mười ba ngân hàng, hãng phát hành thẻ tín dụng cùng các công ty bảo hiểm thẻ đã đồng ý bồi thường thiệt cho các khách hàng của mình, với tổng số tiền phải chi trả lên tới 1,3 tỷ bảng (2,04 tỷ USD) trong “scandal” liên quan tới việc “bán sai” bị khui ra tại Anh.

 

 

Một loạt các ngân hàng danh tiếng tại Anh vừa bị lôi kéo vào một vụ bê bối thẻ tín dụng, và phải bồi thường cho 7 triệu khách hàng, những người đã dùng dịch vụ thẻ tín dụng và trả tiền cho chính sách bảo mật danh tính cá nhân. Dự tính mỗi người sẽ được bồi thường 185 bảng, và tổng số tiền phải bồi thường lên tới 1,3 tỷ bảng Anh.

NH bồi thường khách 2 tỷ USD vì scandal, Tài chính - Bất động sản, ngan hang, boi thuong, scandal, cong ty bao hiem the, bao hiem the, the tin dung, Barclays, HSBC, Ngan hang Hoang Gia, Scotland, chinh sach bao mat
Ảnh minh họa: Alan Schein

Mười ba ngân hàng và các công ty thẻ tín dụng bao gồm nhiều ngân hàng danh tiếng toàn cầu như Barclays, HSBC, Ngân hàng Hoàng gia Scotland đã đi đến thỏa thuận, và đồng ý bồi thường rộng rãi cho các khách hàng của mình do chính sách bán hàng sai, bắt đầu từ mùa xuân năm sau.

Các khách hàng sử dụng thẻ tín dụng của nhóm ngân hàng này phải chi trả từ 30 bảng đến 80 bảng hàng năm để chi trả cho việc bảo mật thông tin của họ. Họ không được cung cấp đầy đủ, rõ ràng các thông tin về chính sách bảo mật mà họ bỏ tiền ra mua để tránh rủi ro, mà phần nhiều các rủi ro ấy đã bị phóng đại lên. Chính vì vậy, các khách hàng này sẽ được bồi hoàn lại số tiền mà họ đã bỏ ra để mua chính sách bảo mật ấy, cộng thêm với 8% lãi suất trên số tiền mà còn nợ.

NH bồi thường khách 2 tỷ USD vì scandal, Tài chính - Bất động sản, ngan hang, boi thuong, scandal, cong ty bao hiem the, bao hiem the, the tin dung, Barclays, HSBC, Ngan hang Hoang Gia, Scotland, chinh sach bao mat

Ba trong số các ngân hàng nằm trong scandal này (the guardian)

Richard Lloyd, giám đốc của công ty Which?” và cũng là một nạn nhân của sản phẩm này cho biết: “Chính sách bảo hiểm cho việc bị lộ thông tin cá nhân trên thẻ và chính sách bảo mật thẻ không có mấy giá trị so với số tiền mà khách hàng đã phải chi trả hàng năm để mua sự an tâm ấy”. 

Paul Maddox, giám đốc phụ trách về chăm sóc khách hàng của Barclays cũng cho rằng: “có nhiều người cho rằng sản phẩm này là hoàn toàn có giá trị, và mang lại những lợi ích nhất định. Tuy nhiên số đông thì không quan tâm đến sản phẩm này, và nó ở dưới mức của tiêu chuẩn chấp nhận được.”

Trong nhóm các công ty phải bồi thường tiền thì Barclays là ngân hàng phải chi trả nhiều nhất, do họ là nhà phát hành thẻ lớn nhất ở Anh, và số tiền mà họ phải chi cho “scandal” này lên tới 100 triệu bảng Anh.

Kế hoạch bồi thường phải được bỏ phiếu và dành được sự nhất trí của khách hàng cũng như sự chấp thuận của tòa án tối cao trước khi có thể tiếp tục. Theo kế hoạch bồi thường thì tất cả các khách hàng nào đã mua sản phẩm bảo mật thẻ từ ngày 14 tháng 1 năm 2005 cho đến nay sẽ nằm trong danh sách được bồi thường. 

 

 

Muôn Xuân (Tổng hợp) 

 

 

{fcomment}