Tổng hợp kiến thức cơ bản nhất về chứng quyền có bảo đảm

ngày 29/09/2021

Dù mới xuất hiện ở Việt Nam chưa lâu nhưng chứng quyền có bảo đảm là một trong những sản phẩm chứng khoán đạt được tỷ suất lợi nhuận ấn tượng ở thời điểm hiện tại. Nếu bạn muốn đa dạng danh mục đầu tư và tăng cơ hội kiếm tiền, đừng bỏ qua những thông tin hữu ích về chứng quyền có đảm bảo trong bài viết này nhé.

Phân biệt chứng quyền và chứng quyền có bảo đảm

Nhiều người thường gọi tắt chứng quyền có bảo đảm là chứng quyền. Song về thực tế, 2 loại này rất khác nhau.

Chứng quyền (Stock Warrant) là chứng khoán doanh nghiệp do doanh nghiệp phát hành, cung cấp cho người mua quyền mua cổ phiếu của doanh nghiệp đó trong tương lai với mức giá đã xác định trước. Mục đích phát hành chứng quyền của doanh nghiệp là nhằm huy động vốn.

Tổng hợp kiến thức cơ bản nhất về chứng quyền có bảo đảm

Chứng quyền có bảo đảm (CW - Covered Warrant) là một loại chứng khoán có tài sản đảm bảo do Công ty chứng khoán (CTCK) phát hành (phải được UBCK nhà nước cấp phép), được niêm yết trên sàn chứng khoán và có mã giao dịch riêng. Chứng quyền có đảm bảo luôn gắn liền với 1 mã chứng khoán cơ sở (CKCS) để làm căn cứ tham chiếu xác định lãi/lỗ. CTCK phát hành CW nhằm cung cấp công cụ đầu tư, phòng ngừa rủi ro cho NĐT đồng thời gia tăng doanh thu từ việc bán CW.

Những điều bạn cần biết về chứng quyền có bảo đảm

Trước khi bắt đầu với giao dịch CW, bạn cần phải nắm được những thuật ngữ cơ bản, lợi ích và rủi ro khi giao dịch.

Các loại chứng quyền có bảo đảm

Chứng quyền có đảm bảo bao gồm:

  • Chứng quyền mua
  • Chứng quyền bán 

Tùy theo loại chứng quyền có đảm bảo của người sở hữu mà họ có quyền mua hoặc quyền bán CKCS cho tổ chức phát hành chứng quyền đó theo một mức giá đã được xác định trước, tại hoặc trước một thời điểm đã được ấn định, hoặc nhận khoản tiền chênh lệch giữa giá thực hiện và giá CKCS tại thời điểm thực hiện. 

Tuy nhiên theo quy định hiện tại của UBCK và Sở giao dịch HSX thì các CTCK chỉ phép được phép phát hành Chứng quyền mua.

Thuật ngữ quan trọng

Chứng khoán cơ sở: Cổ phiếu đơn lẻ/ chỉ số chứng khoán/ chứng chỉ quỹ ETF. Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu triển khai CW ở Việt Nam chỉ có cổ phiếu là CKCS. 

Giá CW: Khoản chi phí mà NĐT bỏ ra để mua CW.

Giá thực hiện: Là mức giá để NĐT thực hiện quyền mua/ bán CKCS khi CW đáo hạn.

Tỷ lệ chuyển đổi: Số CW mà NĐT cần phải có để đổi lấy một CKCS. 

Thời hạn chứng quyền: Thời gian lưu hành của CW, tối thiểu là 3 tháng và tối đa là 24 tháng.

Ngày đáo hạn: Là ngày cuối cùng mà NĐT được thực hiện chứng quyền.

Ngày giao dịch cuối cùng: Là ngày giao dịch cuối cùng của CW và cách ngày đáo hạn của CW 2 ngày. Nếu CKCS bị hủy niêm yết, CW cũng sẽ bị hủy niêm yết. Khi đó, ngày giao dịch cuối cùng của chứng quyền là ngày giao dịch cuối cùng của CKCS.

Kiểu thực hiện: Gồm kiểu Châu Âu (người sở hữu chỉ được thực hiện quyền tại ngày đáo hạn) và kiểu Châu Mỹ. Trong giai đoạn đầu triển khai CW tại Việt Nam, CW chỉ được thực hiện quyền theo kiểu Châu Âu - .

Phương thức thanh toán: Bằng tiền mặt. Nếu giá thanh toán của CKCS cao hơn giá thực hiện, người sở hữu CW sẽ nhận được khoảng tiền chênh lệch giữa giá này.

Tổng hợp kiến thức cơ bản nhất về chứng quyền có bảo đảm

Cấu trúc giá của CW

Khi chưa đáo hạn, giá của một chứng quyền bao gồm: giá trị nội tại và giá trị thời gian, trong đó:

- Giá trị nội tại: Là chênh lệch giữa giá của CKCS và giá thực hiện của chứng quyền. Trong thời gian lưu hành, chứng quyền mua luôn tồn tại một trong ba trạng thái sau:

  • Có lãi - ITM nếu giá CKCS lớn hơn giá thực hiện
  • Lỗ - OTM nếu giá CKCS nhỏ hơn giá thực hiện
  • Hòa vốn - ATM nếu giá CKCS bằng giá thực hiện

- Giá trị thời gian của CW là chênh lệch giữa giá của chứng quyền trên thị trường và giá trị nội tại của chứng quyền đó. Ở trạng thái lỗ (OTM), CW sẽ chỉ có giá trị thời gian, không có giá trị nội tại. Giá trị thời gian của CW sẽ giảm theo thời gian và bằng 0 vào ngày CW đáo hạn.

Mua/ bán chứng quyền có bảo đảm thế nào?

Giao dịch chứng quyền giống như cổ phiếu nên NĐT không cần mở tài khoản chứng khoán mới. Để mua CW, NĐT có thể làm theo 2 cách:

  • Thị trường sơ cấp: NĐT đăng ký mua trực tiếp từ đơn vị phát hành
  • Thị trường thứ cấp: NĐT mua từ các NĐT khác trên sàn giao dịch

Tương tự, để bán CW, NĐT có thể:

  • Bán lại cho đơn vị phát hành
  • Bán lại cho NĐT khác
  • Chờ đến ngày đáo hạn để tổ chức phát hành hạch toán lỗ/lãi

Tổng hợp kiến thức cơ bản nhất về chứng quyền có bảo đảm

Trên đây là những thông tin cơ bản về chứng quyền có đảm bảo. Nếu bạn muốn được hướng dẫn, tư vấn  đầu tư chứng khoán, hãy liên hệ với TKSIC theo địa chỉ:

TKSIC

Địa chỉ: Lầu 10 – Toà nhà MB Sunny Tower, 259 Trần Hưng Đạo, Cô Giang, Q.1

Hotline: 08 3656 3656

Email: info@tksic.vn

 Website: tksic.vn