Trời trở lạnh dễ khiến các bệnh liên quan đến thần kinh như sa sút trí tuệ, đột quỵ do thiếu máu não, liệt dây thần kinh số 7 gia tăng.
Có khoảng 50 triệu người bị sa sút trí tuệ trên thế giới (theo thống kê 2015), cứ mỗi 3 giây sẽ có thêm 1 người mắc bệnh sa sút trí tuệ. Mỗi năm, lại có gần 10 triệu ca mắc mới, 5-8% trong số đó thuộc nhóm từ 60 tuổi trở lên. Tổng số người mắc chứng sa sút trí tuệ được dự báo sẽ lên tới 82 triệu người vào năm 2030 và 152 triệu người vào năm 2050, chủ yếu đến từ các nước có thu nhập thấp và trung bình – theo số liệu từ Tổ chức Y tế thế giới (WHO).
Sa sút trí tuệ là gì?
Sa sút trí tuệ là quá trình suy giảm nhận thức mạn tính, đặc biệt là trí nhớ và chức năng điều hành, dẫn đến cản trở nghiêm trọng tới khả năng lao động, duy trì sinh hoạt và giao tiếp tiếp xã hội của bệnh nhân. Bệnh này không chỉ tác động xấu đến thể chất, tâm lý xã hội và kinh tế của người bị sa sút trí tuệ mà còn cả với những người chăm sóc họ.
Sa sút trí tuệ là do tổn thương hoặc mất các tế bào thần kinh và các kết nối của chúng trong não. Tùy thuộc vào vùng não bị tổn thương, chứng sa sút trí tuệ có thể ảnh hưởng đến mọi người theo những cách khác nhau và gây ra các triệu chứng khác nhau.
Sa sút trí tuệ đang có xu hướng trẻ hóa.
Mặc dù chứng sa sút trí tuệ chủ yếu ảnh hưởng đến người lớn tuổi nhiều hơn, song bệnh này lại không phải là một quá trình lão hóa bình thường mà còn là hậu quả một số yếu tố bệnh tật. Bệnh Alzheimer là dạng sa sút trí tuệ phổ biến nhất và có thể chiếm 60-70% các trường hợp.
Sa sút trí tuệ đang có xu hướng trẻ hóa, trước kia thường gặp ở bệnh nhân 70-80 tuổi nhưng hiện nay có người 40-50 tuổi đã mắc bệnh, thậm chí cả người ít tuổi hơn cũng suy giảm trí nhớ.
Tại sao mùa lạnh lại tăng nguy cơ sa sút trí tuệ?
Thiếu ánh sáng gia tăng nguy cơ sa sút trí tuệ
Sự thiếu ánh sáng gây ra khó khăn trong nhận thức hoàn cảnh. Nhất là khi bệnh nhân sa sút trí tuệ thường tăng rối loạn hành vi trong khoảng thời gian tối và đêm.
Trầm cảm mùa
Trầm cảm mùa đông có thể xuất hiện đồng thời với sa sút trí tuệ gây trầm trọng thêm triệu chứng.
Thời tiết lạnh dễ khiến các bệnh liên quan đến thần kinh như sa sút trí tuệ gia tăng.
Nhiệt độ
Nhiệt độ lạnh gây gánh nặng cho cơ thể bao gồm việc gây căng thẳng, gây mất năng lượng, và tăng nặng triệu chứng của các bệnh nội khoa đi kèm thường gặp ở người cao tuổi như tim mạch, xương khớp.
Ngoài ra, với người cao tuổi, mạch não đã xơ cứng, khó có thể đáp ứng tưới máu trong tình trạng chênh lệch nhiệt độ lớn, đặc biệt là về đêm đây cũng là nguyên nhân khiến số người đột quỵ nhiều hơn khi trời lạnh.
"Những người mắc các bệnh liên quan đến chứng mất trí nhớ dễ gặp nguy hiểm hơn do thời tiết cực lạnh gây ra. Ảnh hưởng của chứng mất trí nhớ có thể khiến họ khó nhận ra sự thay đổi nhiệt độ hơn, dễ bị hạ thân nhiệt và té ngã," Giám đốc Dịch vụ Giáo dục và Xã hội của Quỹ Alzheimer Hoa Kỳ Jennifer Reeder, LCSW, cho biết trong một thông cáo báo chí của AFA.
Trong một nghiên cứu khảo sát mối tương quan giữa thời tiết lạnh với suy giảm nhận thức ở 25.000 người trên 45 tuổi, các nhà khoa học Mỹ cho thấy, việc tiếp xúc thường xuyên với trời lạnh có nguy cơ thúc đẩy quá trình suy giảm nhận thức theo độ tuổi diễn ra nhanh hơn. Chức năng nhận thức toàn bộ vào mùa đông và xuân có xu hướng thấp hơn so với vào mùa thu và hè. Nhóm tác giả cũng phát hiện, các trường hợp suy giảm nhận thức nhẹ và sa sút trí tuệ xảy ra vào mùa xuân và đông cao hơn 30% so với mùa hè, thu.
Cách phòng ngừa sa sút trí tuệ trong mùa lạnh
Không có cách nào chắc chắn để ngăn ngừa chứng sa sút trí tuệ, nhưng bạn có thể thay đổi một số thói quen trong cuộc sống để giảm thiểu nguy cơ sa sút trí tuệ.
Có thể thay đổi một số thói quen trong cuộc sống để giảm thiểu nguy cơ sa sút trí tuệ.
Vào mùa đông, quá trình trao đổi chất được tăng cường, cơ thể bạn sẽ cố gắng đốt cháy nhiều năng lượng hơn để ổn định thân nhiệt và giữ ấm. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc chúng ta có xu hướng nạp nhiều thực phẩm hơn.
Để phòng ngừa sa sút trí tuệ trong mùa đông, chúng ta cần có chế độ ăn uống lành mạnh, giàu Omega-3, nhiều trái cây và rau quả và ít thịt đỏ và các sản phẩm chế biến, cũng như cung cấp đầy đủ nước cho cơ thể. Đối với protein, hãy ưu tiên các loại thịt không béo, chẳng hạn như thịt gà và cá. Bên cạnh đó cần thường xuyên theo dõi và kiểm soát cân nặng, quản lý huyết áp ổn định.
Ngoài ra, hãy tạo những thói quen lành mạnh cho cơ thể và trí não như ngủ đủ giấc, không hút thuốc lá, hạn chế rượu bia và thường xuyên tập luyện thể dục (ít nhất 150 phút hoạt động thể chất cường độ trung bình hoặc 75 phút hoạt động mạnh mỗi tuần).
Nguồn: suckhoedoisong.vn
-
Câu chuyện tình yêu đẹp của MC Hồng Phượng
-
Hai thương hiệu vàng trong nước bật tăng 200.000 đồng mỗi lượng
-
Viêm gan C âm thầm `giết người` khủng khiếp thế nào?
-
Vn-Index tăng mạnh nhất kể từ giữa tháng 5
-
Giá vàng giảm vì lực bán chốt lời
-
Vượt qua khó khăn, Tân Khánh vững vàng trong cơn bão đại dịch Covid-19
-
`Trùm’ chứng khoán Việt làm gì với đống tiền thừa?
-
Audi Q7 phiên bản hybrid trên đường thử
-
3 lựa chọn xe máy côn tay giá dưới 30 triệu đồng
-
Truy tố nguyên phó chánh thanh tra sở nhận hối lộ