DN công nghiệp phụ trợ Việt Nam chinh phục thị trường Nhật Bản

ngày 01/11/2017

Hiện nay, 80% doanh nghiệp Nhật Bản có vốn FDI đầu tư tại Việt Nam đã đặt hàng của TCI. Tốc độ tăng trưởng của TCI gia tăng 30% mỗi năm.

>> Xem thêm: Bánh nỉbánh nỉ xám

11 năm hành trình với sức trẻ của 300 nhân sự, Công ty TNHH Công nghiệp Trí Cường (TCI) đã khẳng định bản lĩnh, uy tín của một thương hiệu Việt với các dòng sản phẩm trong lĩnh vực cơ khí, chế tạo máy, công nghiệp hỗ trợ cung ứng cho các doanh nghiệp FDI đang đầu tư tại thị trường Việt Nam và xuất khẩu ra nước ngoài.
 
Anh Lê Thanh Thủy, người sáng lập cũng là Tổng giám đốc TCI chia sẻ, là kỹ sư tốt nghiệp chuyên ngành tự động hóa tại Đại học Bách khoa, sau nhiều năm làm việc và tìm hiểu thị trường Nhật Bản, anh Thủy quyết định  đầu tư  sản xuất các sản phẩm phục vụ ngành công nghiệp phụ trợ. Năm 2006, TCI có một xưởng nhỏ 300m2 và chỉ mon men làm các sản phẩm gia công chi tiết, đồ gá.

Thời đó, nhiều doanh nghiệp Nhật đến thăm xưởng của TCI nhưng đều lắc đầu không hợp tác. TCI đứng trước những thử thách chông gai, nếu muốn chinh phục khách hàng Nhật Bản phải có vốn lớn để đầu tư nhà xưởng, CEO phải đủ tầm để quản trị doanh nghiệp và nhân sự chất lượng cao. Anh Thủy và cộng sự đã dốc toàn bộ trí và lực, phải kiêm nhiều việc từ học quản trị doanh nghiệp, tìm kiếm khách hàng đến huy động vốn để mở rộng quy mô nhà xưởng.

Với sự nỗ lực đó thì cơ duyên cũng đã đến, tập đoàn Tsubaki (Nhật Bản) đến thăm cơ sở sản xuất, và họ nhận thấy tiềm năng của TCI đó là sức trẻ, sự nhiệt huyết và khát vọng trong từng sản phẩm gia công, họ đặt thử đơn hàng trị giá 20 ngàn USD.

Một đơn hàng khắt khe, khó khăn nhưng là sự thử thách đầu tiên của TCI với doanh nghiệp Nhật Bản. Lô hàng đầu tiên xuất khẩu thành công đã đặt dấu ấn của TCI bước chân vào cung ứng các sản phẩm cho doanh nghiệp FDI. Tsubaki sau nhiều năm đặt hàng, nay đã là đối tác thân thiết của TCI.
 
Đội ngũ kỹ sư thiết kế, chế tạo trẻ của TIC.
Trước ngưỡng cửa của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, rất nhiều hãng nước ngoài đang vào Việt Nam chào bán máy công nghiệp tự động rầm rộ. Nhưng ít người biết hiện nay nhiều loại máy công nghiệp tân tiến này là một trong những sản phẩm chính xuất khẩu của TCI.
Hai thế hệ những người thợ cơ khí của TCI trong xưởng sản xuất áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2008.
Nền tảng cơ khí chính xác là chỗ dựa vững chắc để TCI làm ra những sản phẩm đón đầu cuộc cách mạng  4.0.
Ngoài yếu tố về nhân lực TCI, đã đầu tư những thiết bị sản xuất thế hệ mới để làm ra được những sản phẩm chính xác tuyệt đối với yêu cầu khắt khe nhất về mặt chất lượng.
Những máy móc sản xuất tiên tiến do TCI chế tạo là thành quả của sự kết hợp sáng tạo giữa sản xuất cơ khí chính xác chất lượng cao cộng với kiến thức công nghệ mới của đội ngũ những kỹ sư trẻ.
Xưởng sản cơ khí xuất áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2008  của TCI tại Đông Anh, Hà Nội.
 
Năm 2015, TCI đầu tư 70 tỷ xây dựng nhà máy hiện đại với diện tích là 6500m2 tại Khu Công nghiệp Nguyên Khê, Đông Anh, Hà Nội. Công ty đầu tư thêm thiết bị máy móc, mở rộng chủng loại sản phẩm, đẩy mạnh sản xuất. Với phương châm kinh doanh “Hợp tác gia tăng giá trị”, những sản phẩm của ICI đã chinh phục khách hàng khó tính của Nhật Bản ở chất lượng tốt, giá cạnh tranh, giao hàng đúng hẹn và dịch vụ hoàn hảo.

Trước kia, TCI xuất khẩu tại chỗ phục vụ doanh nghiệp FDI đang hoạt động tại Việt Nam chiếm 95% còn lại 5% là xuất khẩu đi Nhật Bản. Năm 2013-2015 đã mở rộng xuất khẩu sang Châu Âu. Đến 2017, TCI sản xuất đơn đặt hàng xuất khẩu cho 7 doanh nghiệp lớn của Nhật với mức doanh thu 6 triệu USD/ năm và có thêm khách hàng từ Đức, Phần Lan. TCI thu hút nhiều khách hàng trong lĩnh vực ô tô, xe máy như: Yahmaha, Toyota, Piaggio, Kehin, Hamaden, Standley, Bridgestone, Enkei, Inoue.., trong lĩnh vực điện tử: Samsung, Meiko, Sumitomo, Panasonic, Kyocera, Elentec, Tabuchi.., lĩnh vực y tế, thực phẩm: Nipro Pharma, Bbraun, Terumo, Coca-cola....và các khách khác như Rhytmn, Chevron, Coast.