Bất cập giá điện: Khi nào mới hợp lý?

ngày 04/07/2015

Vốn đang ngày càng bộc lộ những bất cập trong biểu giá lũy tiến 6 bậc như hiện nay, dư luận không ngừng đặt ra câu hỏi, đến khi nào thì giá điện mới có thể hợp lý để giảm bớt được thiệt thòi cho người dân?
 
Giá điện bất cập, người dân chịu thiệt thòi

Những ngày qua, việc biểu giá điện lũy tiến gây ra sự tăng vọt tiền điện sinh hoạt của các hộ gia đình đang là tâm điểm của dư luận, nhất là khi đang là thời điểm nắng nóng, nhu cầu sử dụng điện của người dân tăng cao hơn những thời điểm khác trong năm.

Trao đổi với VTC News, chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Long cho rằng, việc lập biểu giá điện lũy tiến như hiện nay của Bộ Công Thương thực chất có tác dụng là để nhằm khuyến khích người dân sử dụng điện một cách tiết kiệm hơn, khi mà nguồn cung điện thì chỉ có hạn mà nguồn cầu thì lại quá lớn.

Ngoài ra, chính đại diện của EVN cũng từng nói rằng, với biểu giá điện hiện nay (tức đã tăng 7,5% so với biểu giá điện của trước ngày 16/3/2015), doanh thu của Tập đoàn Điện lực Việt Nam trong năm nay có thể sẽ tăng thêm 13.000 tỷ đồng, giúp bù đắp được phần nào khoản lỗ "khủng" gần 17.000 tỷ đồng từ những năm trước.

Tuy nhiên có thể thấy biểu giá điện lũy tiến với 6 bậc thang như hiện nay đang bộc lộ nhiều điểm bất cập, đặc biệt là người dân đang phải chịu nhiều thiệt thòi.
Theo ông Long, việc chia ra làm 6 mức bậc thang và mỗi bậc giới hạn từ 50 kWh đến 100 kwh là quá ít, trong khi từ bậc thứ 6 (tức tổng điện năng tiêu thụ trên 400 kWh) trở đi thì mức giá cho mỗi số điện lại quá cao, trên những 2.500 đồng/kWh.

Đồng quan điểm trên, TS Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương cũng cho rằng, giá điện của Việt Nam như hiện nay là chưa hợp lý. Việc Bộ đem giá điện nước ta so sánh với các nước trong khu vực là không cân bằng, vì thu nhập của người Việt Nam vẫn còn thấp so với mặt bằng chung, đơn cử nhất là còn kém nhiều lần so với thu nhập của người Singapore.

Theo ông Doanh, với nhiệt độ tăng lên bất thường như hiện nay thì điện là thứ khó có thể tiết kiệm được chứ chưa nói tới là không dùng, trong khi càng dùng nhiều thì càng phải trả nhiều. Vì vậy mà người dân đang phải chịu thiệt thòi rất lớn.

 
 
Với nhiệt độ tăng lên bất thường như hiện nay thì điện là thứ khó có thể tiết kiệm được chứ chưa nói tới là không dùng, trong khi càng dùng nhiều thì càng phải trả nhiều. Vì vậy mà người dân đang phải chịu thiệt thòi rất lớn.
 
TS Lê Đăng Doanh
 
Ngoài ra, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh lớn còn đang phải "cắn răng" chịu điện giá cao, nhất là đối với ngành thép, xi măng, chế tạo cơ khí... Ngay cả những cá nhân, hộ gia đình sản xuất kinh doanh theo quy mô nhỏ cũng phải chi trả chi phí điện cho kinh doanh lớn hơn trước rất nhiều.

Rõ ràng tiền điện tăng sẽ kéo theo chi phí đầu vào tăng, buộc các doanh nghiệp phải tăng giá thành sản phẩm để đảm bảo lợi nhuận và điều kiện xoay vòng về vốn. Tuy nhiên việc tăng giá thành sẽ đồng nghĩa với việc giảm khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường trong nước cũng như quốc tế, ảnh hưởng khá lớn tới sự phát triển kinh tế quốc gia trong thời kỳ hội nhập như hiện nay.

Khi nào mới hợp lý?


Theo các chuyên gian ngành điện, việc tăng giá điện 7,5% từ ngày 16/3 vừa qua với biểu giá lũy tiến cao ngất ngưởng như hiện nay đều là do "nhà đèn" và Bộ Công Thương tự nghiên cứu và đề xuất, sau đó tự quyết mà không hề có sự trưng cầu ý kiến của người dân hay cũng như không có sự tham gia của bất kỳ một cơ quan nghiên cứu độc lập nào khác.

Hiện tại EVN đang chiếm thế "độc quyền" về điện nhưng vẫn phải chịu sự giám sát, quản lý của của Nhà nước, mà trực tiếp thực hiện là Bộ Công Thương. Tuy nhiên theo TS Ngô Trí Long, việc giám sát EVN của Bộ này dường như đang có sự lỏng lẻo và "thiên vị", hơn nữa có thể nói việc EVN và Cục Điều tiết điện lực thuộc Bộ Công thương cùng xây dựng chính sách giá điện chính như hiện nay là không hợp lý.
Cần phải có một sự cải cách về thể chế để tách EVN ra khỏi Bộ Công thương - Ảnh minh họa
Đồng quan điểm trên, TS Lê Đăng Doanh cho rằng vì Bộ Công thương vừa là chủ sở hữu lại vừa là quản lý kiêm giám sát nên mỗi lần EVN đề xuất tăng giá là hầu như Bộ không bao giờ từ chối.

Vì vậy cần phải có một sự cải cách về thể chế để tách EVN ra khỏi Bộ Công thương, để cho một cơ quan độc lập khác quản lý, giám sát (ví dụ như Quốc hội) thay vì là chủ sở hữu với chức năng giám sát hoạt động trực tiếp trên cùng một đơn vị như hiện nay.

Theo ông Doanh, ngay từ biểu giá điện cũng không nên để EVN tự tính toán và đề xuất rồi áp dụng. Thay vào đó cần phải có một cơ quan độc lập như Liên hiệp hội khoa học kỹ thuật Việt Nam cùng tham gia nghiên cứu và đề xuất giá điện, như vậy mới có được sự hợp lý, công bằng cho cả người dân và ngành điện.

Mặt khác, theo các chuyên gia, để có một sự hợp lý về giá điện và người dân được hưởng lợi nhiều hơn thì chỉ có xây dựng được một thị trường cạnh tranh trong việc sản xuất và mua bán điện.

 
 
Hiện nay đang tồn tại những mâu thuẫn về lợi ích trong hệ thống ngành điện nên thách thức với việc cải cách lại cấu trúc ngành là rất lớn, vì nó liên quan tới việc thay đổi cấu trúc về quyền lực và quyền lợi.
 
TS Nguyễn Đình Cung
 
Tuy nhiên hiện nay EVN vẫn còn đang đảmnhiệm một lúc nhiều chức năng trong thị trường điện, từ việc mua bán,điều động hệ thống cho tới truyền tải tải điện nên khiến cho việc xâydựng được một thị trường điện canh tranh trong nước vẫn còn vướng phảinhiều rào cản.

Theo TS NguyễnĐình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, dùthị trường phát điện Việt Nam đã được thí điểm từ năm 2004 nhưng đến naymức độ cạnh tranh vẫn còn rất thấp. Hằng năm, chỉ khoảng 48% tổng lượngđiện cung ứng được đưa ra đấu giá cạnh tranh.

Theo ông Cung, hiện nay đang tồn tại những mâu thuẫn về lợi ích trong hệ thống ngành điện nên thách thức với việc cải cách lại cấu trúc ngành là rất lớn, vì nó liên quan tới việc thay đổi cấu trúc về quyền lực và quyền lợi.

Vì vậy cần phải có những kiến nghị hợp lý, tạo ra những áp lực đủ lớn từ bên ngoài để có sư thay đổi ngành điện, dựa trên những nghiên cứu về thị trường điện cạnh tranh và kinh nghiệm của các nước bạn. Có như vậy thì người dân mới bớt áp lực hơn về chi phí điện sinh hoạt, kinh doanh hàng ngày mà vẫn đảm bảo được sự phát triển của ngành điện trong nước.

Tuy nhiên trước mắt vẫn phải cần tính toán lại một biểu giá điện hợp lý hơn để tránh gây ra những `"cú sốc" cho người dân mỗi lần đến ngày thanh toán tiền điện.

Người dân cũng đang không ngừng đặt ra câu hỏi đến khi nào thì giá điện mới thực sự hợp lý, nhất là sau khi Thứ trưởng của Bộ Công Thương, ông Hoàng Quốc Vượng mới đây còn phát biểu rằng Bộ sẽ tiến hành nghiên cứu biểu giá điện mới theo hướng có lợi hơn cho cả người dân và cả ngành điện, sau đó trình lên Chính phủ thông qua trong năm nay.

Nguồn VTC News